Coaching là gì? Bí quyết trở thành chuyên gia Khai vấn giỏi

Khai vấn (coaching) vẫn còn là một ngành nghề khá mới tại Việt Nam và bắt đầu phát triển mạnh trong 5 năm trở lại đây. Theo các nghiên cứu của Liên đoàn khai vấn quốc tế (International Coach Federation – ICF) thì đây là ngành có tốc độ phát triển nhanh thứ hai chỉ sau công nghệ thông tin. Vậy khai vấn là gì, và học ở đâu để làm nghề này?

Coaching là gì

Coaching (Khai vấn) là “mối quan hệ hợp tác, sáng tạo, khơi gợi suy nghĩ giữa coach (nhà khai vấn) và khách hàng, nhằm truyền cho khách hàng cảm hứng để đạt được tiềm năng tối đa của họ trong cuộc sống và công việc.

Khai vấn là một công cụ tuyệt vời giúp con người và công ty phát triển, khi con người mong muốn thay đổi và sẵn sàng cho sự thay đổi đó. Chúng tôi phải học hỏi qua những trải nghiệm, qua những mối quan hệ và không bao giờ được tự mãn ngừng việc học

tiến sĩ Chérie Carter Scott – The MMS Worldwide Institute

Nghề coaching là gì?

Coaching là nghề gì tập trung vào con người, trả lời những câu hỏi trong lòng họ và trong lòng công ty.

life coach là gì khá phổ biến trên thế giới nhưng còn mới mẻ ở Việt Nam. Tương lai, nghề này được dự đoán sẽ phát triển bởi ngày càng có nhiều người gặp căng thẳng, khó khăn trong công việc, cuộc sống và cần được hỗ trợ. Với những tập đoàn lớn, những doanh nghiệp muốn phát triển cũng luôn phải chú trọng đến mảng phát triển đào tạo. Người khai vấn chính là người giúp cho những lãnh đạo của công ty, những nhân tố điển hình ngày càng cống hiến hiệu quả hơn nhờ vào những năng lực được khai mở.

Coaching Khai Van
Coaching Khai Van

Nghề khai vấn tuy mới mẻ nhưng thu nhập khá cao. Hiện những khai vấn người nước ngoài được các tập đoàn mời với thu nhập 10 triệu đồng/giờ/người. Các khai vấn viên trong nước có kinh nghiệm, mức thu nhập từ 3-5 triệu đồng/giờ/người.

Tổng quan ngành khai vấn hiện nay

Ngành Coaching được định giá 15 tỷ đô la vào năm 2019, với tổng giá trị thị trường là 7,5 tỷ đô la tại Hoa Kỳ. Giá trị thị trường ước tính đạt 20 tỷ USD vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 6,7% từ năm 2019 đến năm 2022.

So sánh giữa Coaching và Training

life coach là gì và sự khác nhau giữa coach và training
  • Coaching xuất phát từ niềm tin rằng mỗi cá nhân đều có câu trả lời cho các vấn đề trong đời sống trong chính họ. Người coach (huấn luyện viên) không đóng vai trò là chuyên gia chỉ dạy, nhưng tập trung lắng nghe, đặt câu hỏi, tổng kết, lập. mục tiêu, chiến lược & hành động là những việc phải làm trong quá trình coach. Trọng tâm là cá nhân người được coach (coachee) và những gì bên trong tư tưởng của họ.
  • Training/ Mentoring hướng tới học hỏi và phát triển. Mentor thường là người giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, được chỉ định để hỗ trợ mentee. Mối quan hệ mentoring thường tập trung vào tương lai, sự phát triển nghề nghiệp và mở rộng tầm nhìn của mentee, trong khi coaching tập trung nhiều hơn vào hiện tại và giải quyết các vấn đề trước mắt.

Các bước thực hiện coach

Career coach là gì và làm sao để thực hiện là câu hỏi rất nhiều người theo học đặt ra. Hỏi trúng và khai mở tâm can người khác không phải chuyện dễ dàng, bởi công việc này vừa đòi hỏi kỹ thuật, vừa cả… nghệ thuật. Trong nghề khai vấn, các kỹ năng, quy trình thường được lưu ý đó là:

  1. Xác định rõ mục tiêu

    Sự bắt đầu của bất kỳ tương tác huấn luyện nào cần phải bắt đầu với một mục đích rõ ràng. Mục đích có xu hướng là một trong ba kiểu trò chuyện: phát triển (tối ưu hóa điểm mạnh), nghề nghiệp (chuẩn bị cho một vai trò khác) hoặc hiệu suất (vượt qua trở ngại hoặc đối phó với khoảng cách hiệu suất).

    Để làm rõ mục tiêu hoặc mục đích của cuộc trò chuyện này, hãy hỏi người tham gia huấn luyện các loại câu hỏi sau:
    1/ Bạn muốn đạt được điều gì khi kết thúc cuộc trò chuyện này?
    2/ Thành công trông như thế nào khi chúng ta kết thúc ngày hôm nay?
    3/ Bạn muốn đạt được điều gì vì thời gian chúng ta bên nhau?

    Điều quan trọng là phải hỏi và xác nhận mục tiêu này để có sự hiểu biết và thống nhất lẫn nhau. Thoả thuận rõ ràng với nhau có thể là một thách thức khi có khoảng cách về hiệu suất, tuy nhiên đây là bước đầu tiên để tạo ra một cuộc trò chuyện huấn luyện thành công và cần được làm rõ càng nhiều càng tốt.

  2. Chú ý và biết lắng nghe

    Điều đầu tiên là người khai vấn phải biết chú ý và biết lắng nghe, kỹ năng lắng nghe không chỉ đơn thuần là “nghe” mà còn cần phải biết “lắng”, tức là thấu cảm những mong muốn đằng sau những lời chia sẻ của đối tác.

    Người khai vấn không cần tỏ ra quá thông minh sắc sảo mà nên hỏi những câu đơn giản, những vấn đề chính, những vấn đề bên trong hơn là những bề nổi. Hỏi là cánh cửa để mở ra sự chuyển đổi trong quá trình khai vấn.

    Để giúp thực hiện bước đánh giá này, hãy cân nhắc đặt những loại câu hỏi sau (những câu hỏi này sẽ khác nhau tùy theo mục tiêu của cuộc trò chuyện):
    1/ Bạn học được ba điều gì từ dự án vừa qua?
    2/ Ba điều bạn sẽ làm khác đi trong tương lai là gì?
    3/ Bạn đang tích cực thực hiện ba kỹ năng nào để phát triển bản thân cho các vai trò trong tương lai?

  3. Phản hồi tích cực

    Phản hồi tích cực để đạt được mục đích, tập trung vào hành vi của người được hướng dẫn.

  4. Lập kế hoặch để đạt mục tiêu

    Để chắc chắn người được hướng dẫn nắm rõ về cách đạt được mục tiêu, cả 2 nên có một kế hoặch

  5. Hỗ trợ trong quá trình đạt mục tiêu

Kỹ năng cần thiết của huấn luyện viên giỏi

Coach cần các kỹ năng sau:

  • Lắng nghe tích cực: Hiểu rõ người được cần huấn luyện bằng cách kiên nhẫn và lắng nghe.
  • Cung cấp phản hồi chính xác: Cung cấp phản hồi tích cực, mang tính xây dựng để giúp học viên hiểu rõ hơn về các vấn đề. Điều này không nhất thiết phải bao gồm các giải pháp cho vấn đề.
  • Xây dựng mối quan hệ tin tưởng: Học viên cần có sự tin tưởng vào huấn luyện viên để tiến bộ, đồng thời, HLV cũng cần có khả năng xây dựng niềm tin với họ bằng cách trung thực và bảo mật thông tin.
  • Coi trọng học viên: Bạn không nên phán xét mà hãy hướng dẫn, giúp học viên học cách trưởng thành, phát triển.
  • Biết cách đặt câu hỏi: Tìm hiểu về giá trị và mục tiêu của học viên bằng cách đặt những câu hỏi sâu sắc. Giá trị và mục tiêu là các yếu tố thúc đẩy và ảnh hưởng đến hành động, động cơ và quyết định của mọi người. Biết những điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và giúp đỡ họ đúng hướng.
  • Thân thiện: Coach không nên là người khó gần hay không hòa đồng – hãy để mọi người thoải mái chia sẻ và trao đổi với bạn.
  • Đồng cảm: Học viên dù ở trình độ nào cũng sẽ muốn được thấu hiểu thay vì lên án.
  • Định hướng và tạo động lực: Không cung cấp tất cả các đáp án cho học viên hay dẫn dắt tất cả các cuộc hội thoại, việc của HLV sẽ là dẫn dắt học viên để họ tự tìm câu trả lời, chủ động và tích cực thay vì lệ thuộc vào coach mới có thể làm tốt.

Người học chuyên ngành này có thể đánh giá năng lực, xu hướng của cá nhân, khơi gợi tiềm năng từ đó đưa ra định hướng phát triển cho họ. Tốt nghiệp, các em có thể làm trong bộ phận nhân sự, giúp giám đốc nhân sự lựa chọn được những cá nhân tốt nhất phù hợp với từng vị trí công việc

Tiến sĩ Lê Minh Công, Phó khoa Tâm lý, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM

Xem thêm một số ngành nghề khác tại trang sau.

Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác