C20 là một tổ hợp môn mới của khối C mở rộng, được nhiều trường đại học sử dụng tuyển sinh trong những năm gần đây. Vậy C20 gồm những môn nào? Ngành nào, trường nào xét tuyển khối C20? Khối C20 gồm những trường nào ở Hà Nội, TPHCM?
C20 gồm những môn nào?
Khối C20 bao gồm các môn học Ngữ Văn, Địa lý và Giáo dục công dân.
Với phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, nếu thí sinh sử dụng khối C20, khi đăng ký thi tốt nghiệp bạn cần chọn bài thi Khoa học xã hội để lấy điểm môn Địa Lý và Giáo dục công dân.
Khối C20 là khối xét tuyển sở trường dành cho những bạn có thế mạnh về các môn học xã hội, tăng thêm cơ hội trúng tuyển đại học, cao đẳng.
C20 gồm những ngành nào?
Khối C20 được các trường sử dụng xét tuyển cho rất nhiều ngành học, nhất là nhóm ngành khoa học xã hội, nhân văn.
Thống kê hiện có hơn 50 ngành học xét tuyển khối C20. Sau đây là những ngành học dễ kiếm việc làm thường xét khối C20:
- Xã hội học
- Luật
- Báo chí
- Marketing
- Công tác xã hội
- Quản trị nhân sự
- Quản lý Nhà nước
- Du lịch
- Tâm lý học
- Sư phạm Giáo dục Công dân
- Việt Nam học
- Sư phạm Lịch sử-Địa lý
- Quản lý kinh tế
- Quản lý văn hóa…
C20 gồm những trường nào?
Khối C20 được nhiều trường đại học sử dụng xét tuyển, nhất là nhóm trường tư thục, trường địa phương.
Khối C20 gồm những trường nào ở Hà Nội và khu vực miền Bắc
- Học viện Hành chính quốc gia VN
- Học viện Thanh thiếu niên
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Hùng Vương
- Đại học Khoa học Thái Nguyên
- Đại học Nông lâm Thái Nguyên
- Đại học Sao Đỏ
- Đại học Sư phạm Thái Nguyên
- Đại học Tân Trào
- Đại học Tây Bắc
Khối C20 gồm những trường nào ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên
- Đại học Vinh
- Đại học Luật Huế
- Đại học Hồng Đức
- Đại học Khánh Hòa
- Đại học Đà Lạt
- Đại học Nội vụ Hà Nội Phân hiệu Quảng Nam
- Đại học Quảng Bình
- Đại học Quảng Nam
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Sư phạm Huế
- Đại học Sư phạm Đà Nẵng
- Đại học Tây Nguyên
- Đại học Thái Bình Dương
- Đại học Yersin Đà Lạt…
Khối C20 gồm những trường nào ở TPHCM và khu vực miền Nam?
- Đại học Sư phạm TP HCM
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Phân viện miền Nam
- Đại học Văn Lang
- ĐH Đồng Tháp
- Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
- Công nghệ Đồng Nai
- Kinh tế Công nghệ Long An
- Trà Vinh
- Đại học Kiên Giang
- Đại học Võ Trường Toản
- ĐH Tiền Giang…
Để đạt điểm cao khối C20
Để đạt điểm cao khối C20 thí sinh cần có kế hoạch học tập tốt các môn Ngữ văn, Địa Lý, Giáo dục công dân trong 3 năm THPT (Để xét học bạ); ôn thi tốt thì thi tốt nghiệp THPT (Để xét kết quả thi tốt nghiệp). Trong đó việc học tập từng môn cần chú ý như sau:
Môn Ngữ Văn
Nên hệ thống lại mọi kiến thức đã học: Từ Đọc hiểu đến Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học bằng cách gạch ra các ý chính; sắp xếp thành hệ thống chủ điểm; hệ thống thành các dạng đề… Cần sắp xếp các nội dung kiến thức ấy thành sơ đồ hóa, sơ đồ tư tuy cho dễ nhớ.
Chủ động ôn luyện thật kĩ, tham khảo các đề thi và đáp án đổi mới. Không được bỏ qua bất cứ một tác phẩm văn học nào đã học trong chương trình, trừ phần Bộ giảm tải.
Đề thi môn Ngữ văn THPT những năm gần đây được đổi mới nhằm kiểm tra hai năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản; yêu cầu người học phải biết phân tích, suy luận và vận dụng. Vì vậy, việc ôn tập và làm theo lối văn mẫu, chép nguyên lại bài giảng là không có hiệu quả.
Nên biết tận dụng thời gian ôn tập trên lớp với GV và các bạn học cùng; không hiểu gì hỏi ngay thầy cô để có được hiểu biết nhất định.
Cần rèn luyện kĩ năng viết bài, trình bày bài cẩn thận. Với các câu hỏi nhận biết, tái hiện kiến thức, HS có thể trả lời gọn gàng, trúng ý, không lan man. Với những câu hỏi vận dụng, liên hệ, và đặc biệt là tạo lập văn bản (đoạn văn, bài văn) thì HS nên trình bày theo các thao tác lập luận cụ thể; có liên hệ, so sánh, lí giải; phân tích..
Cần sưu tầm và tự giải nhiều đề, tiếp cận với các câu hỏi mới để rèn tâm lí, chuẩn bị tinh thần thật tốt… HS không nên đọc đáp án trước, mà nên tư duy tự trả lời, sau đó mới so sánh đáp án sau.
Môn Giáo dục công dân
Để làm bài thi môn GDCD bắt buộc thí sinh phải học thuộc lý thuyết. Nếu không sẽ không làm được phần bài tập dù ở mức độ không khó.
Việc nắm chắc từ khóa trong câu hỏi là điều cần thiết khi thí sinh làm bài thi môn GDCD
Để có thể thực hiện tốt phương pháp loại trừ, thí sinh cần vẽ được sơ đồ tư duy của từng bài để hình dung mình học những gì, từ đó khoanh vùng kiến thức tốt hơn.
Câu hỏi của môn GDCD được sắp xếp từ dễ đến khó nhưng khó đến đâu thì điểm cũng bằng câu hỏi dễ (đều 0,25 điểm). Do đó, thí sinh không được làm bài kiểu xáo trộn, cứ làm lần lượt.
Để làm bài thi được điểm 5 không quá khó nhưng để đạt điểm 8,9 học sinh cần nỗ lực rất nhiều, không chỉ nắm vững kiến thức, hiểu, vận dụng linh hoạt, còn phải biết phân bố thời gian làm bài và xử lí các câu hỏi một cách hợp lí nhất để dành được số điểm tối đa.
Môn Địa lý
Nội dung đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý chủ yếu tập trung ở lớp 12. Việc giành điểm cao ở môn Địa là điều không khó, nhưng học sinh cần có phương pháp đúng đắn.
Thí sinh cần nắm vững lý thuyết trong sách giáo khoa. Cần hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy, hoàn thiện các phần kiến thức, kỹ năng và ôn tập lại theo chủ đề: tự nhiên, các ngành kinh tế, dân cư – xã hội, các vùng kinh tế.
Ở mỗi chủ đề, học sinh cần nắm vững các nội dung cốt lõi cũng như các vấn đề cần giải quyết. Với mỗi vấn đề quan trọng, cần nắm “từ khóa” nói lên nội dung, không nên học thuộc lòng.
Bài thi Địa lý có nhiều câu xem bản đồ. Học sinh nên rèn luyện cách xem bản đồ sao cho thuần thục và chính xác bằng cách rèn luyện nhiều lần, tập phản xạ nhanh để xác định được vị trí của các vùng, các tỉnh, các đối tượng địa lý. Ngoài ra, cần nắm rõ các ký hiệu để đọc bản đồ; phối hợp nhiều trang Atlat để trả lời một câu hỏi.
Thí sinh phải nắm vững kiến thức về đặc tính thể hiện của từng loại biểu đồ: tròn, cột (cột đơn, cột ghép, cột chồng); biểu đồ đồ thị (đường biểu diễn); biểu đồ miền và biểu đồ kết hợp (cột và đường).
Khi làm bài thí sinh nên làm tuần tự từ trên xuống dưới của đề thi, vì độ khó của nhóm các câu hỏi sẽ tăng dần. Bên cạnh phân bố thời gian hợp lý cho bài thi, trong quá trình làm bài, thí sinh cần đánh dấu vào các câu hỏi chưa làm được để quay lại sau đó, tuyệt đối không được bỏ trống đáp
Bài viết liên quan: