Công thức quy đổi điểm xét tuyển của các trường đại học?

Tuyển sinh năm 2025  Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đại học có sử dụng nhiều phương thức xét tuyển phải xây dựng quy tắc quy đổi điểm tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển. Vậy quy đổi điểm xét tuyển đại học là gì? Nguyên tắc quy đổi? Công thức quy đổi điểm xét tuyển của các trường đại học ra sao?

Quy đổi điểm xét tuyển đại học là gì?

Quy đổi điểm xét tuyển đại học là việc các trường đại học có sử dụng nhiều phương thức xét tuyển phải xét chung đợt với điểm thi tốt nghiệp, đồng thời quy đổi điểm giữa các phương thức, tổ hợp về thang chung.

Như tại Đại học Bách khoa Hà Nội năm trước, kỳ thi đánh giá tư duy tính theo thang điểm 100, xét tuyển tài năng thang 110, xét điểm thi tốt nghiệp THPT thang 30 thì năm nay phải quy về cùng một thang chung.

Theo Bộ GD&ĐT, việc quy đổi điểm xét tuyển ở các trường có nhiều phương thức tuyển sinh là nhằm bảo vệ sự công bằng, minh bạch và chất lượng của hệ thống tuyển sinh. 

Công thức quy đổi điểm xét tuyển theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT

Bộ GD&ĐT dự kiến dùng điểm thi tốt nghiệp hoặc học bạ làm gốc, kết hợp hàng loạt tiêu chí để các đại học xây dựng công thức quy đổi điểm xét tuyển đại học năm 2025.

Theo đó, các trường phân tích dữ liệu thống kê số lượng thí sinh trúng tuyển theo từng phương thức (tối thiểu hai năm trước liền kề), kết quả học tập của từng sinh viên.

Từ tương quan giữa kết quả học tập ở đại học và phổ điểm các phương thức của cùng nhóm thí sinh; ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (điểm sàn) cho tới mức tối đa của thang điểm xét, các trường phải xác định tối thiểu 3 vùng điểm (ví dụ là xuất sắc – giỏi, khá, đạt), từ đó xây dựng tối thiểu ba hàm tương quan tuyến tính (3 hàm bậc nhất) cho các vùng điểm này.

Image

Dựa trên phương án nêu trên, đồng thời, căn cứ quy tắc chuẩn được Bộ công bố sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, căn cứ đặc thù của chương trình, ngành đào tạo, trường đại học hoàn thiện quy tắc quy đổi.

Dưới đây là ví dụ quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa phương thức xét điểm thi đánh giá tư duy (ĐGTD) và dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Image

Công thức quy đổi điểm xét tuyển Đại học Bách khoa TPHCM

Năm 2025, Đại học Bách khoa TPHCM sử dụng phương thức tổng hợp xét 95-99% tổng chỉ tiêu. 

Điểm sàn nhận hồ sơ là 50 (thang 100). Công thức quy đổi điểm xét tuyển vào Đại học Bách khoa TPHCM dự kiến như sau: 

Điểm xét tuyển = Điểm học lực + Điểm ưu tiên (thang điểm 100)

Điểm học lực tính theo thang điểm 100, làm tròn 0,01 từng thành tố và làm tròn 0,01 ở điểm tổng. 

Điểm học lực = Điểm năng lực × 70% + Điểm tốt nghiệp THPT quy đổi × 20% + Điểm học THPT quy đổi × 10%

Đối tượng 1: Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025.

Điểm năng lực = Điểm đánh giá năng lực có hệ số Toán × 2 /15 (thang điểm 1.500 quy đổi sang thang điểm 100).

Điểm tốt nghiệp THPT quy đổi  = Tổng điểm thi 3 môn tốt nghiệp THPT trong tổ hợp /3 × 10.

Điểm học THPT quy đổi = Trung bình cộng điểm trung bình lớp 10, 11, 12 các môn trong tổ hợp × 10.

Trường hợp thí sinh ở năm lớp 10 học thiếu 1 môn trong tổ hợp xét tuyển, và thay đổi môn học từ năm lớp 11, thí sinh chỉ có 8 cột điểm so với thí sinh bình thường (có 9 cột điểm).

Đối tượng 2:Thí sinh không có kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025.

Điểm năng lực = Điểm tốt nghiệp THPT quy đổi × 0.75.

Điểm tốt nghiệp THPT quy đổi = Tổng điểm thi 3 môn tốt nghiệp THPT trong tổ hợp / 3 × 10.

Điểm học THPT quy đổi = Trung bình cộng điểm trung bình lớp 10, 11, 12 các môn trong tổ hợp × 10.

Trường hợp thí sinh ở năm lớp 10 học thiếu 1 môn trong tổ hợp xét tuyển, và thay đổi môn học từ năm lớp 11, thí sinh chỉ có 8 cột điểm so với thí sinh bình thường (có 9 cột điểm).

Đối tượng 3: Thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài

Điểm năng lực = Điểm học THPT quy đổi. 

Điểm tốt nghiệp THPT quy đổi đối với thí sinh các nước có thi tốt nghiệp, quy đổi điểm thi của thí sinh về thang điểm 100.

Thí sinh các nước không có thi tốt nghiệp THPT: Điểm tốt nghiệp THPT quy đổi = Điểm học THPT quy đổi.

Điểm học THPT quy đổi = Trung bình cộng điểm trung bình lớp 10, 11, 12 các môn trong tổ hợp, quy đổi về thang điểm 100.

Năm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh không quá 2 năm so với năm dự tuyển. Trường hợp thí sinh thiếu môn trong tổ hợp xét tuyển, thí sinh có số cột điểm ít hơn so với thí sinh bình thường (có 9 cột điểm).

Đối tượng 4: Thí sinh dùng chứng chỉ tuyển sinh quốc tế

Điểm năng lực = Điểm chứng chỉ tuyển sinh quốc tế.

Điểm tốt nghiệp THPT quy đổi = Tổng điểm thi 3 môn tốt nghiệp THPT trong tổ hợp / 3 × 10.

Điểm học THPT quy đổi =  Trung bình cộng điểm trung bình lớp 10, 11, 12 các môn trong tổ hợp × 10. Điểm chứng chỉ tuyển sinh quốc tế được trường công bố trên website.

Đối tượng 5: Thí sinh vào chương trình chuyển tiếp Quốc tế Úc/ Mỹ/ New Zealand.

Điểm năng lực = Điểm phỏng vấn × 0.5 + Điểm bài luận × 0.3 + Điểm chứng chỉ tiếng anh quy đổi × 0.2.

Điểm tốt nghiệp THPT quy đổi = Tổng điểm thi 3 môn tốt nghiệp THPT trong tổ hợp / 3 × 10.

Điểm học THPT quy đổi = trung bình cộng điểm trung bình lớp 10, 11, 12 các môn trong tổ hợp × 10. 

Công thức quy đổi điểm xét tuyển Đại học Thương Mại

Tuyển sinh 2025, Trường Đại học Thương mại điểm xét tuyển của các phương thức đều được quy đổi về 1 thang chung.

Riêng với phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, điểm xét tuyển tính theo công thức sau:

Công thức quy đổi điểm thi đánh giá năng lực về thang 30 khi xét tuyển vào Trường Đại học Thương mại năm 2025. Ảnh chụp màn hình
Công thức quy đổi điểm thi đánh giá năng lực về thang 30 khi xét tuyển vào Trường Đại học Thương mại năm 2025.
Công thức quy đổi điểm thi đánh giá tư duy khi xét tuyển vào Trường Đại học Thương mại năm 2025. Ảnh chụp màn hình
Công thức quy đổi điểm thi đánh giá tư duy khi xét tuyển vào Trường Đại học Thương mại năm 2025.

Trong đó: Ka, Kb là hệ số phản ánh sự chênh lệch về độ khó của bài thi/phân hóa trình độ thí sinh và sẽ được công bố sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025;

Điểm ưu tiên (nếu có) bao gồm điểm ưu tiên theo đối tượng và điểm ưu tiên theo khu vực được xác định theo Quy chế tuyển sinh hiện hành; Điểm thưởng (tối đa bằng 3) = Điểm thưởng chứng chỉ + Điểm thưởng giải học sinh giỏi + 0.5 (phương thức xét tuyển với thí sinh học trường THPT chuyên/trọng điểm quốc gia).

Điểm thưởng (nếu có) không quá 3 điểm và tổng điểm xét tuyển không quá 30; Ngành Ngôn ngữ Anh; ngành Ngôn ngữ Trung Quốc không xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy.

Công thức quy đổi điểm xét tuyển Học viện Ngân hàng

Học viện Ngân hàng dự kiến điểm xét tuyển theo các phương thức tuyển sinh năm nay đều được quy đổi về thang 30.

Riêng với phương thức xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA), thí sinh cần đạt từ 85 điểm trở lên.

Điểm xét tuyển = Điểm quy đổi bài thi HSA × 3 + Điểm ưu tiên

Trong đó, điểm quy đổi bài thi HSA như sau:

Điểm quy đổi bài thi HSA khi xét tuyển vào Học viện Ngân hàng. Ảnh chụp màn hình

Công thức quy đổi điểm xét tuyển Đại học Bách khoa Hà Nội

Ở Đại học Bách khoa Hà Nội, đầu vào theo phương thức xét tuyển tài năng và điểm thi TSA sẽ được quy đổi tương đương với điểm của phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, theo công thức: “y = ax + b”.

Ví dụ, y là điểm quy đổi tương đương từ điểm xét của kết quả thi TSA, x là điểm xét theo điểm thi THPT; a, b là các hệ số quy đổi.

Giá trị hệ số a, b và số khoảng điểm trong một dải điểm sẽ được trường tính toán và công bố (dạng bảng số). Thí sinh có điểm xét nằm trong khoảng nào thì sẽ tra cứu được hệ số a, b để tính.

Theo lãnh đạo Đại học Bách Khoa Hà Nội, việc xác định giá trị các hệ số quy đổi và chia khoảng phải căn cứ vào một số yếu tố như: phổ điểm thi tốt nghiệp của thí sinh, phương thức ưu tiên của trường, chất lượng tuyển của phương thức áp dụng (kết quả học tập của sinh viên một số khóa trước đó).

Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến chia thành 4 khoảng điểm. Hệ số a, b sẽ được xác định khi chính thức có phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

(tiếp tục cập nhật)

325x40
Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác