Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 gồm 10 môn văn hóa và 7 môn ngoại ngữ. Trong bài này Trường Việt Nam giới thiệu đề tham khảo thi tốt nghiệp môn Ngữ văn từ 2025 và những lưu ý khi học thi.
Đề tham khảo thi tốt nghiệp môn Ngữ văn từ năm 2025
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2025, môn Ngữ văn vẫn tiếp tục thi theo hình thức tự luận. Đề thi sẽ không còn sử dụng ngữ liệu trong SGK theo đúng định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Cấu trúc đề tham khảo gồm 2 phần với 3 trọng tâm: Phần đọc hiểu (4 điểm, 5 câu hỏi); phần viết gồm viết đoạn văn nghị luận văn học (khoảng 200 chữ, 2 điểm) và viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ, 4 điểm). Với bố cục này, đề thi tham khảo đã đánh giá được kỹ năng đọc văn bản theo tri thức ngữ văn thể loại, kỹ năng viết và tư duy xã hội của thí sinh
Chi tiết đề tham khảo thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn từ 2025 như sau:
Đáp án đề thi tham khảo môn Ngữ văn thi tốt nghiệp từ 2025
Cùng với công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp môn Ngữ văn từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đồng thời công bố đáp án.
Chi tiết đáp án đề thi tham khảo thi tốt nghiệp môn Ngữ văn từ 2025 như sau:
Lưu ý học thi theo định dạng đề tham khảo Văn 2025
Đề tham khảo Ngữ văn từ 2025 là định hướng quan trọng để giáo viên và học sinh dạy học, ôn thi tốt nghiệp THPT. Để học và thi tốt môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp từ 2025, học sinh cần thường xuyên trau dồi, thực hành kỹ năng, thể hiện suy nghĩ của bản thân bằng ngôn ngữ nói và viết.
Theo Báo Giáo dục và Thời đại (Bộ GD&ĐT), trong quá trình học, ôn tập, khi gặp một tác phẩm bất kỳ, các em không thể chỉ tập trung nhìn đề, bắt tay vào làm ngay lập tức theo bản năng mà phải có sự quan sát, nhận biết tác phẩm để lắng nghe, thấu hiểu tình cảm, thông điệp được tác giả thể hiện.
Thí sinh cần đọc kỹ ngữ liệu, xác định được vấn đề trọng tâm bao trùm văn bản, nhận diện đề tài, chủ đề của văn bản, nắm chắc những đặc trưng cơ bản của thể loại qua tác phẩm.
Khi viết, học sinh cần làm rõ cấu tứ, đặc điểm nhân vật, ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, mạch cảm xúc chi phối diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật/nhân vật trữ tình trong tác phẩm để cảm nhận cảm xúc, tư tưởng của người viết trước đối tượng đang được hướng tới.
Trong quá trình học, luyện viết, thí sinh rèn luyện năng lực cảm thụ bằng cách đặt ra các câu hỏi về nhân vật, suy ngẫm ý nghĩa từ những lời nói, hành động, cử chỉ của họ; hiểu được giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực của tác phẩm để thấy sự đồng cảm, thấu hiểu của tác giả; nắm được những vẻ đẹp phẩm chất, vẻ đẹp trong tâm hồn nhân vật cùng thông điệp ý nghĩa tác giả gửi đến bạn đọc qua tác phẩm.
Khi đã nhận biết, xác định được nội dung, hình thức nghệ thuật của tác phẩm, thầy cô rèn kỹ năng luyện tập cho học sinh: cách xây dựng dàn ý chi tiết, lựa chọn và sắp xếp luận điểm, luận cứ, luận chứng… định hình cấu trúc cho bài văn, đoạn văn chặt chẽ, logic.
Điều này cần thiết cho một định hướng phân tích, bàn luận đúng đắn giúp học sinh khắc phục tình trạng viết lạc đề, lan man, không rõ ý, thiếu mạch lạc khi lập luận.
Điểm mới thi tốt nghiệp từ 2025
Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh học và thi tốt nghiệp theo chương trình GDPT 2018. Đây cũng là lần đầu tiên môn Tin học và công nghệ được đưa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ 2025 cũng có sự điều chỉnh. Theo đó, điểm trung bình môn thi cộng với điểm khuyến khích nếu có chiếm 50%, và điểm trung bình các năm học THPT chiếm 50%, cộng với điểm ưu tiên nếu có chia 4. Cách tính điểm trung bình năm học sẽ bao gồm tổng điểm trung bình lớp 10×1 cộng với điểm trung bình lớp 11×2 cộng với điểm trung bình lớp 12×3 rồi chia cho 6.
Ngoài ra, theo dự thảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ chỉ còn 3 buổi thi. Số môn thi tốt nghiệp cũng giảm. Mỗi thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp sẽ chỉ phải thi 4 môn gồm môn toán, ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số các môn thi vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ – công nghiệp, công nghệ – nông nghiệp, ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Hàn).
Bài viết liên quan: