Ngành Tâm lý học – là gì? học ở trường nào?

     Sự phát triển của xã hội kéo theo nhiều áp lực, âm thầm tác động đến cảm xúc, hành vi của con người.  Người ta luôn mong muốn có một đời sống tâm lý bình yên và các mối quan hệ gia đình, xã hội thật suôn sẻ, tốt đẹp. Ngành Tâm lý học vì thế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Những năm gần đây, ngành Tâm lý học khá hấp dẫn thí sinh đăng ký xét tuyển, nên điểm chuẩn có xu hướng tăng.

Ngành Tâm lý học là gì?

   Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu tinh thần, hành vi, tư tưởng con người. Cụ thể hơn là nghiên cứu việc xử lý thông tin cũng như biểu hiện hành vi của con người (cảm xúc, ý chí, suy nghĩ, hành động); làm rõ những bản chất thật sự bên trong của con người bằng cách đi sâu vào từng ngõ ngách đời sống xoay quanh chủ thể con người từ văn hóa, y học, giáo dục, đến kinh tế, chính trị…

 Ngành Tâm lý học cần tố chất gì?

  • Kỹ năng giao tiếp, khéo léo, biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ, đồng cảm. Trong đó, khả năng lắng nghe là một tố chất  quan trọng.
  • Ham học hỏi, có sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực của đời sống, bao gồm kiến thức kinh tế, xã hội, pháp luật, sức khỏe,… đặc biệt là khoa học xã hội.
  • Thích khám phá thế giới nội tâm bí ẩn.
  • Kiên nhẫn, hòa nhã và chịu được áp lực cao trong công việc.

Ngành Tâm lý học ra trường làm gì?

  • Nhà tâm lý học đường: Giúp cho những học sinh có thể giải tỏa được những áp lực, khúc mắc trong học tập, cuộc sống, từ đó có thể chuyên tâm vào việc học tập đạt thành tích tốt.
  • Nhà trị liệu tâm lý: Làm việc độc lập hoặc hỗ trợ cho các bác sĩ tâm thần giúp cho người cần trị liệu phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý với người khác cũng như là những khó khăn tâm lý của chính bản thân mình.
  • Chuyên viên tham vấn:Gặp gỡ, trò chuyện giúp cho những người có nhu cầu hiểu, nhận thức được vấn đề của mình và tìm cách giải quyết.
  • Nhà tâm lý học: Làm công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách liên quan đến tâm lý ứng dụng trong quản trị, kinh doanh, tham gia vào các dự án, tổ chức trong và ngoài nước.
  • Nhà tư vấn tuyển dụng:Giúp các nhà quản lí doanh nghiệp, tổ chức… đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, nghiên cứu để xác định các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên có những đặc điểm phù hợp.

Ngành Tâm lý học thi khối nào?

 Các tổ hợp môn  thường dùng xét tuyển vào ngành Tâm lý học:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

Điểm chuẩn Ngành tâm lý học

     Những năm gần đây, cùng với mức độ quan tâm của thí sinh, điểm chuẩn Ngành tâm lý học tăng dần, nhất là ở các trường tốp đầu. 

Điểm chuẩn Ngành Tâm lý học khu vực Hà Nội

  • Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn –ĐHQG Hà Nội (QHX):  19,5-28 (Năm 2020); 24,25-29 (năm 2022)
  • Học viện Quản lý Giáo dục (HVQ): 15 (Năm 2020); 22 (năm 2022)
  • Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội (SPH): 22,5-24,5 (Năm 2020); 25,4-26,5 (năm 2022)

Điểm chuẩn Ngành Tâm lý học khu vực TPHCM

  • Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn –ĐHQG TPHCM:  25,9-26,6 (Năm 2020); 25,7-26,9 (năm 2022)
  • Trường Đại Học Sư Phạm TPHCM: 22-24,5 (Năm 2020); 25,75 (năm 2022)
  • Trường Đại Học Sài Gòn: 22,15 (Năm 2020); 22,7 (năm 2022)
  • Trường Đại học Công Nghệ TPHCM: 18 (Năm 2020); 17 (năm 2022)
  • Trường Đại học Văn Lang: 18 (Năm 2020); 17 (năm 2022)
  • Trường Đại Học Văn Hiến: 15 (Năm 2020); 22 (năm 2022)
  • Trường ĐH Lao động Xã hội TPHCM: 19,5 (Năm 2020); 24,25 (năm 2022)

Điểm chuẩn Ngành Tâm lý học ở khu vực miền Trung

  • Trường ĐH Sư phạm Huế: 15 (Năm 2020); 15 (Năm 2022)
  • Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng: 15,5-15,75 (Năm 2020); 21,5-21,6 (năm 2022)

Ngành tâm lý học học gì?

Chương trình đào tạo đại học ngành Tâm lí học sẽ trang bị cho người học:

1. Về kiến thức

  •  Kiến thức về Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh –
  •  Kiến thức chung về khoa học xã hội và nhân văn
  •  Kiến thức về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học –
  • Kiến thức về cơ sở sinh học của tâm lí người
  • Kiến thức về cơ sở xã hội của tâm lí người
  • Kiến thức về bản chất và quy luật của các hiện tượng tâm lí cá nhân và xã hội
  •  Kiến thức về phương pháp nghiên cứu và đánh giá tâm lí
  • Kiến thức về sự phát triển tâm lí, nhân cách con người
  •  Kiến thức về lĩnh vực Tâm lí học xã hội (đối với SV lựa chọn hướng chuyên ngành Tâm lí học xã hội)
  • Kiến thức về lĩnh vực Tâm lí học quản lí- kinh doanh
  • Kiến thức về lĩnh vực Tâm lí học lâm sàng (đối với sinh viên lựa chọn hướng chuyên ngành Tâm lí học lâm sàng).
  • Kiến thức về lĩnh vực Tâm lí học tham vấn (đối với sinh viên lựa chọn hướng chuyên ngành Tâm lí học tham vấn)

 2. Về kĩ năng

  • Kĩ năng thiết kế nghiên cứu tâm lí – Kĩ năng thiết kế đề cương nghiên cứu tâm lí học. – Kĩ năng xây dựng bộ công cụ nghiên cứu. – Kĩ năng sử dụng các phương pháp thu thập thông tin.
  •  Kĩ năng triển khai nghiên cứu tâm lí  – Kĩ năng lập kế hoạch thực hiện. – Kĩ năng đặt vấn đề, xây dựng giả thuyết. – Kĩ năng thu thập số liệu, xử lí thông tin. – Kĩ năng viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
  • Kĩ năng giao tiếp -Kĩ năng làm việc nhóm – Kĩ năng chẩn đoán, đánh giá tâm lí người – Kĩ năng nhận dạng các vấn đề tâm lí – Kĩ năng tư vấn tuyển dụng nhân sự (đối với SV lựa chọn hướng chuyên ngành Tâm lí học quản lí – kinh doanh)
  • Kĩ năng tổ chức lao động và quản lí nhân sự -Kĩ năng tham vấn tâm lí cho cá nhân -Kĩ năng tham vấn tâm lí cho nhóm (đối với SV lựa chọn hướng chuyên ngành Tâm lí học tham vấn) – Kĩ năng tham vấn trực tuyến (đối với SV lựa chọn hướng chuyên ngành Tâm lí học tham vấn)
  • Các kĩ năng sử dụng ngoại ngữ, các phần mềm tin học và các kĩ năng mềm khác …

 3. Về phẩm chất đạo đức

  •  Phẩm chất đạo đức cá nhân – Tôn trọng và yêu thương con người. – Tinh thần tự học, làm chủ bản thân. 
  • Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, xã hội – Có tinh thần vì cộng đồng, thân thiện với môi trường. – Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề tâm lí (giữ bí mật, vì lợi ích của khách hàng, trung thực, tôn trọng khách hàng).
Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác