500x414 Optimize

Khối D78 – Khối D78 gồm những môn nào

Khối D78 cũng đang được nhiều trường đại học sử dụng tuyển sinh cho nhiều ngành, trong đó có những ngành hot. Những thí sinh giỏi ngoại ngữ và các môn khoa học xã hội rất có lợi thế khi thi khối này.

Khối D78 gồm những môn nào?

Khối D78 là khối thi tổ hợp mới chuyên về Ngoại Ngữ và các môn xã hội, xét theo 3 bài thi: Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh.

Trong đó bài thi Khoa học xã hội bao gồm 3 môn tổ hợp thành phần là Địa lý, Lịch sử và Giáo dục công dân.

Như vậy khi chọn xét tuyển khối này, bạn cần đăng ký  thi tốt nghiệp THPT với bài thi Khoa học xã hội.

Trừ môn Văn thi tự luận, các môn còn lại đều thi trắc nghiệm.

Phổ điểm thi khối D78 – năm 2021

Pho Diem Thi Tot Nghiep Thpt 2021 Khoi D78
Pho Diem Thi Tot Nghiep Thpt 2021 Khoi D78; nguồn: tuyensinh247.com

Khối D78 gồm những ngành nào?

  • Ngôn ngữ Anh
  • Ngôn ngữ Trung
  • Ngôn ngữ Nhật
  • SP Tiếng Anh
  • SP Tiếng Trung
  • SP Tiếng Nhật
  • Sư phạm Ngữ văn
  • Sư phạm Lịch sử
  • Giáo dục Tiểu học
  • Sư phạm Địa lý
  •  Quản trị du lịch và lữ hành
  • Quản trị khách sạn
  • Quan hệ công chúng
  • Quản trị văn phòng
  • Kinh tế
  • Quản trị kinh doanh 
  • Du lịch
  • Luật
  • Báo chí
  • Công tác xã hội
  • Truyền thông
  • Xã hội học
  • Khoa học quản lý
  • Việt Nam học
  • Văn học
  • Lịch sử
  • Hán Nôm
  • Chính trị học
  • Thông tin học
  • Triết học
  • Khoa học thư viện
  • Giáo dục đặc biệt
  • Gia đình học
  • Đông Nam Á học
  • Quản lý Giáo dục
  • Quốc tế học
  • Thiết kế công nghiệp
  • Quản lý thể dục thể thao

Trường nào tuyển khối D78?

Các trường tuyển khối D78 tại miền Bắc

  • Học viện Báo chí tuyên truyền
  • Trường ĐH Khoa Học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường ĐH Văn Hóa Hà Nội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội
  • Trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội
  • Trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân
  • Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
  • Trường ĐH Hạ Long

Các trường tuyển sinh khối D78 tại miền Trung

  • Trường ĐH Sư phạm Huế
  • Trường ĐH Phạm Văn Đồng
  • Trường ĐH Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
  • Trường ĐH Đông Á – Đà Nẵng…

Các trường tuyển sinh khối D78 tại miền Nam

  • Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh
  • Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn
  • Trường ĐH Mở TP Hồ Chí Minh
  • Trường ĐH Thủ Dầu Một
  • Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai
  • Trường ĐH Tiền Giang
  • Trường ĐH Đà Lạt
  • Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
  • Trường ĐH Bạc Liêu
  • Trường ĐH Quang Trung
  • Trường ĐH Trà Vinh

Bí quyết ôn thi khối D78

Điểm khối D78 sẽ đươc tính theo công thức sau: Điểm xét tuyển = Trung bình tổng 3 môn KHXH + Văn + Tiếng Anh( nhân hệ số 2).

Cách tính điểm khối D78

Môn Địa lý

Cần bám sát cấu trúc  đề tham khảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. Tuy nhiên, cần có sự linh hoạt, tránh tình trạng “học tủ”. Cần nắm chắc kiến thức cơ bản với các chuỗi kiến thức được sắp xếp theo chủ đề, bám sát chương trình lớp 12 và những nội dung kiến thức có tính kế thừa từ lớp 10, 11.

  Nên lập các biểu bảng tổng kết ngắn gọn hoặc vẽ sơ đồ tư duy để dễ ôn tập, nắm vững các nội dung cốt lõi cũng như các vấn đề cần giải quyết của mỗi chủ đề. Ở mỗi vấn đề quan trọng, chỉ cần nắm “từ khóa” nói lên nội dung của vấn đề đó chứ không nên học thuộc lòng.

Luyện  kỹ năng sử dụng Atlat hiệu quả để ôn tập kiến thức. Mỗi trang bản đồ trong Atlat ứng với từng bài học, từng chủ đề trong sách giáo khoa nên cần thường xuyên trong quá trình ôn tập. Để sử dụng Atlat hiệu quả, cần xem kỹ trang 3 ký hiệu chung, nắm được nội dung các trang bản đồ thông qua trang 31 mục lục.

Môn Giáo dục Công dân

Nắm chắc kiến thức trong SGK sẽ chiếm khoảng 70% và kiến thức liên hệ bên ngoài sẽ chiếm khoảng 30%. Thí sinh chỉ cần học trong sách giáo khoa là có thể đạt được điểm 7. Còn nếu muốn đạt điểm cao hơn, cần tích cực theo dõi, cập nhật thông tin trên phương tiện truyền thông đại chúng về các sự việc xảy ra hằng ngày trong đời sống-xã hội.

Nên nhớ kiến thức cơ bản bằng cách lập sơ đồ tư duy. Đây là cách hệ thống kiến thức khoa học, dễ nhớ, dễ hiểu. Sau đó triển khai các nội dung chi tiết của các từ khóa trên sơ đồ.

Khi làm bài thi việc đầu tiên và quan trọng nhất của thí sinh là đọc kỹ đề. Nên chọn đáp án là những thuật ngữ quen thuộc đã gặp trong quá trình học, chứ không phải sử dụng kiến thức/ cách nói thông thường. Khi làm bài tình huống, thí sinh hãy đọc ngược từ câu hỏi, xem câu hỏi đề cập tới nhân vật nào, nội dung gì… rồi mới đọc lên đoạn tình huống ở phía trên. Làm như vậy để không bị các thông tin khác nhau trong tình huống gây nhiễu, xác định được chính xác nội dung mình cần trả lời.

Môn Lịch sử

Để việc nắm kiến thức được tốt, hãy chia nhỏ các mốc lịch sử và gắn cho nó những ghi chú quan trọng

Học bằng  phương pháp  viết là cách học hiệu quả để nhớ bài được lâu nhất. Cuối mỗi buổi học,  hãy dành chút thời gian để đối chiếu lại những gì đã ghi với những gì trong sách vở. Nên có sự so sánh, đối chiếu những nội dung đã được học với nhau.

Nên thảo luận, trao đổi kiến thức giữa những người học với nhau  để có kết quả học tập tốt. 

Nên sử dụng hình ảnh của sơ đồ tư duy giúp tiếp thu nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn.

Nên học từng phần một, học đến đâu chắc đến đấy. Có thể chia làm Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam… Sau đó hãy phân theo các mốc thời gian cụ thể để học, học phần nào xong phần đó. Trong mỗi phần sẽ có những bài khác nhau, hãy chọn ra những ý chính để học

Môn Tiếng Anh

Cần nắm chắc từ vựng, ngữ pháp trong chương trình lớp 12. Thông thường các câu hỏi tập trung về ngữ pháp cơ bản sẽ chủ yếu về mạo từ, câu bị động, câu điều kiện, câu gián tiếp hay trong danh động từ, từ vựng.

Chuẩn bị một quyển sổ nhỏ để ghi chú lại những từ ngữ mới hay các cấu trúc lạ hiếm gặp. Không ngừng làm thêm các bài tập về phần Reading để tăng vốn từ vựng.

Cần cân đối thời gian học tiếng Anh hợp lý, nếu bạn dành 3 tiếng/ ngày để học môn tiếng Anh, nên chia nhỏ thời gian. Hãy dành 60 phút luyện đề, 30 phút chữa đề, 30 phút học từ mới và 60 phút để làm thêm các phần bài tập bạn thường giải sai khi luyện đề.

Môn Ngữ Văn

 Nên hệ thống lại mọi kiến thức đã học: Từ Đọc hiểu đến Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học bằng cách gạch ra các ý chính; sắp xếp thành hệ thống chủ điểm; hệ thống thành các dạng đề… Cần sắp xếp các nội dung kiến thức ấy thành sơ đồ hóa, sơ đồ tư tuy cho dễ nhớ.

 Chủ động ôn luyện thật kĩ, tham khảo các đề thi và đáp án đổi mới. Không được bỏ qua bất cứ một tác phẩm văn học nào đã học trong chương trình, trừ phần Bộ giảm tải.

Đề thi môn Ngữ văn THPT những năm gần đây được đổi mới nhằm kiểm tra hai năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản; yêu cầu người học phải biết phân tích, suy luận và vận dụng. Vì vậy, việc ôn tập và làm theo lối văn mẫu, chép nguyên lại bài giảng là không có hiệu quả.

Nên biết tận dụng thời gian ôn tập trên lớp với GV và các bạn học cùng; không hiểu gì hỏi ngay thầy cô để có được hiểu biết nhất định.

Cần rèn luyện kĩ năng viết bài, trình bày bài cẩn thận. Với các câu hỏi nhận biết, tái hiện kiến thức, HS có thể trả lời gọn gàng, trúng ý, không lan man. Với những câu hỏi vận dụng, liên hệ, và đặc biệt là tạo lập văn bản (đoạn văn, bài văn) thì HS nên trình bày theo các thao tác lập luận cụ thể; có liên hệ, so sánh, lí giải; phân tích..

Cần sưu tầm và tự giải nhiều đề, tiếp cận với các câu hỏi mới để rèn tâm lí, chuẩn bị tinh thần thật tốt… HS không nên đọc đáp án trước, mà nên tư duy tự trả lời, sau đó mới so sánh đáp án sau.

325x40
Nhận bài viết mỗi ngày