500x414 Optimize

Lộ trình tăng học phí đại học 2022

Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ mức trần và lộ trình tăng học phí trong 5 năm của các trường đại học. Căn cứ trên Nghị định này, các trường đại học tùy theo mức độ tự chủ tài chính cũng xây dựng lộ trình tăng học phí phù hợp. Bài viết này Trường Việt Nam tóm tắt lộ trình tăng học phí của Chính phủ và một số trường đại học.

Lộ trình tăng học phí đại học của Chính phủ (với ĐH công lập chưa tự chủ tài chính)

Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ, lộ trình và mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, từ năm học 2022 – 2023 đến năm học 2025 – 2026 như sau:

Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng

Khối ngành

Năm học

2022 -2023

Năm học

2023-2024

Năm học

2024-2025

Năm học

2025-2026

Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

1.250

1.410

1.590

1.790

Khối ngành II: Nghệ thuật

1.200

1.350

1.520

1.710

Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật

1.250

1.410

1.590

1.790

Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

1.350

1.520

1.710

1.930

Khối ngành V: Toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y

1.450

1.640

1.850

2.090

Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác

1.850

2.090

2.360

2.660

Khối ngành VI.2: Y dược

2.450

2.760

3.110

3.500

Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường

1.200

1.500

1.690

1.910

Lộ trình tăng học phí đại học của Chính phủ (với ĐH công lập tự chủ tài chính)

-Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí tại điểm a khoản này tương ứng với từng khối ngành và từng năm học;

-Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí tại điểm a khoản này tương ứng với từng khối ngành và từng năm học;

Như vậy, với mức trần này, lộ trình tăng theo tỷ lệ tương tự lộ trình của ĐH công lập chưa tự chủ tài chính đã nêu trên.

Lộ trình tăng học phí đại học của Chính phủ (với đại học tư thục)

Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, các trường tư thục và dân lập được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.

Tỷ lệ tăng HP mỗi năm không quá 15% bậc ĐH.

Như vậy trên cơ sở quy định này, các trường ĐH tư thục có điều chỉnh mức tăng khác nhau tùy trường nhưng mỗi năm không quá 15%.

Lộ trình tăng học phí đại học của một số trường

Áp dụng Nghị định 81/2021/NĐ-CP, đa số các trường đều xây dựng phương án học phí và lộ trình tăng học phí phù hợp.

Sau đây là lộ trình tăng học phí đại học cụ thể ở một số trường.

* Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Dự kiến mức thu cho năm học 2022 – 2023 tương đương 42 triệu đồng, năm học 2023 – 2024 là 44 triệu đồng, năm học 2024 – 2025 là 46 triệu đồng và năm học 2025 – 2026 là 48 triệu đồng.

*Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) 

Trong năm học 2022-2023, mức học phí trung bình của chương trình chính quy là 13,75 triệu đồng/năm, với chương trình tiên tiến, chất lượng cao là 36 triệu đồng/năm, còn học phí trung bình dự kiến là 27,5 triệu đồng/năm.

Học phí đại học tăng, có trường cao gấp đôi - 1

*Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội 

Năm học 2021-2022, có mức học phí dao động từ 22 triệu đồng đến 28 triệu đồng/năm (tùy theo từng nhóm ngành và chương trình đào tạo).

Mức học phí này nằm trong lộ trình học phí giai đoạn 2020 đến 2025 với mức tăng trung bình khoảng 8%/năm học đối với từng chương trình đào tạo.

* Trường Đại học Công nghệ Thông tin (ĐHQG TP HCM)

Học phí chương trình đại trà tăng theo lộ trình, ở mức 29-42 triệu đồng từ năm nay đến 2025.

 Với chương trình tiên tiến, học phí theo lộ trình tương ứng 45-55 triệu đồng/năm; chương trình liên kết 80-138 triệu đồng.

325x40
Nhận bài viết mỗi ngày