Ngành Truyền thông đa phương tiện học trường nào tốt

Theo Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, từ năm 2015 – 2025, mỗi năm sẽ cần đến 21.600 người trong nhóm ngành Truyền thông – Quảng cáo. Tuy nhiên, số lượng học viên đăng ký ngành mỗi năm theo thống kê chỉ khoảng 5.000 – 6.000/ năm. Như vậy, sinh viên học ngành Truyền thông đa phương tiện luôn trong tình trạng “khan hiếm” và được các doanh nghiệp chào đón.92% sinh viên tốt nghiệp có việc làm

Truyền thông đa phương tiện là gì?

Mỹ thuật đa phương tiện hay Truyền thông Đa phương tiện hoặc Multimedia là tên gọi của ngành học ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính đa phương tiện và tương tác ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí.

Ngành truyền thông đa phương tiện học những gì

Đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện, các trường hướng đến trang bị cho học viên, sinh viên những kiến thức

  • Nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin,
  • Kỹ năng thuần thục về báo chí, truyền thông và quảng cáo để có thể viết các ấn phẩm báo chí
  • Biên tập và thiết kế sách báo, chế bản điện tử
  • Sáng tạo nội dung video
  • Làm phong phú nội dung website bằng cách ứng dụng các hiệu ứng đồ họa hiện đại.

Sinh viên được đào tạo

  • Các công cụ, phần mềm thiết kế đồ họa 2D, 3D
  • Các ngôn ngữ lập trình, kỹ năng xây dựng phần mềm máy tính
  • Kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video
  • Kỹ năng thiết kế, tạo ra các sản phẩm đồ họa phục vụ truyền thông, quảng cáo, giải trí
  • Kỹ năng tạo ra sản phẩm đồ họa đa phương tiện tương tác như: kỹ xảo điện ảnh, phim hoạt hình, game, website, đồ họa mô phỏng,…
ngành multimedia

Ngành truyền thông học trường nào ở tphcm?

Ngành Truyền thông đa phương tiện là ngành học không biên giới vì sinh viên ra trường có thể làm việc ở đa dạng lĩnh vực từ truyền thông đến kinh doanh. Truongvietnam sẽ giới thiệu các bạn nơi đào tạo chất lượng ở TP. HCM, Hà Nội

Trường ĐH RMIT

Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) là một trường đại học Úc hoạt động tại Việt Nam với hai học sở tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Là trường đi đầu trong đào tạo bậc ĐH ngành truyền thông, RMIT đạt những thành tựu sau:

  • Xếp hạng 5 sao QS cho chất lượng đào tạo đại học
  • Top 1% các trường đại học tốt nhất toàn cầu
  • 96% sinh viên RMIT nhận được lời mời làm việc toàn thời gian sau khi tốt nghiệp 1 năm
  • Nền giáo dục đạt chuẩn quốc tế

Đại học FPT

Đại học FPT TP.HCM là một trong những trường đại học hàng đầu trong đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam. Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ được học cách làm thế nào để ứng dụng và kết hợp thông thạo các phương tiện truyền thông, nhạy bén về thông điệp, sáng tạo để có được những sản phẩm truyền thông ấn tượng mạnh, hướng đến đúng đối tượng mục tiêu và đúng thời điểm.

Xem thêm về chương trình đào tạo tại đây.

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM

Là trường trực thuộc Đại học quốc gia TP.HCM, chất lượng đào tạo và môi trường học tập đã được kiểm chứng qua nhiều thế hệ.

Đại học Hồng Bàng

Đại học Hồng Bàng là một trong những trường ĐH có cơ sở vật chất các phòng lab tốt. Bên cạnh đó, dịch vụ sinh viên cũng là một thế mạnh của trường: văn phòng khoa làm việc nhiệt tình, tận tâm. Đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên môn rất thực tiễn. Tài liệu giáo trình cập nhật.

Đại học HUTECH

Tọa lạc ngay tại trung tâm TP.HCM, các khu học xá của HUTECH được xây dựng khang trang, hiện đại chuẩn quốc tế, phục vụ tốt nhất nhu cầu học tập của sinh viên, từ đó cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

Hệ thống trung tâm thí nghiệm, phòng thực hành, phòng mô phỏng hiện đại tạo cơ hội để 100% sinh viên HUTECH được hoàn thiện kỹ năng chuyên môn với những máy móc, thiết bị tiên tiến nhất.

Toàn bộ hệ thống hoạt động theo mô hình mở, sinh viên có thể phát triển kỹ năng thực hành, thực hiện đồ án môn học và đề tài nghiên cứu khoa học ngoài giờ học chính khóa.

Ngành truyền thông đa phương tiện làm gì

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí như:

  • Cán bộ quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản
  • Biên tập viên viết, biên tập các đoạn phim quảng cáo, truyền thông tại các công ty truyền thông, truyền hình, quảng cáo
  • Biên tập viên viết, biên tập kịch bản phim hoạt hình tại các xưởng sản xuất phim hoạt hình; viết kịch bản trò chơi điện tử tại các công ty phát triển game
  • Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện tại các công ty truyền thông, quảng cáo, tòa soạn, đài truyền hình

Lương của ngành truyền thông đa phương tiện

Theo tìm hiểu của truongvietnam, mức lương của ngành Truyền thông năm 2020 như sau:

  • Sinh viên mới ra trường: 5 – 9 triệu đồng/tháng
  • Với người có kinh nghiệm 1-2 năm: 10 – 15 triệu đồng/tháng
  • Với người có kinh nghiệm >3 năm: 15 – 20 triệu/tháng

Bạn lưu ý: mức lương trên chưa tính đến những tác động của đại dịch COVID, và phụ thuộc vào độ lớn/ nhỏ của doanh nghiệp.

(Theo Đại học Công nghệ TP.HCM)

Các câu hỏi thường gặp về ngành Truyền thông đa phương tiện

Trường cao đẳng có ngành truyền thông không?

Một số trường cao đẳng có ngành truyền thông đa phương tiện như: cao đẳng đại học Hoa Sen, Cao đẳng Phát thanh Truyền hình 2; hoặc nếu bạn có mức tài chính ổn định, có thể xem xét Trường Cao Đẳng Quốc Tế Kent

Các trường đào tạo ngành mỹ thuật đa phương tiện

Giống với truyền thông đa phương tiện ở một phần lớn môn học, các trường đào tạo ngành này là: Arena Multimedia – trường thuộc tập đoàn Aptech Ấn Độ, Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Cao Đẳng Việt Mỹ

Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác