Khi tìm hiểu thông tin về chương trình đào tạo cũng như học phí các trường đại học thí sinh sẽ gặp cụm từ tín chỉ, kiểu như Đào tạo theo hệ thống tín chỉ; Học phí X đồng/tín chỉ hay Môn học có Y tín chỉ. Vậy tín chỉ là gì?
Học theo tín chỉ là gì?
Đào tạo theo tín chỉ là ở đó người học chỉ cần hoàn thành một số lượng môn học nhất định nhằm tích luỹ đủ số tín chỉ quy định cho chương trình đào tạo đó. Người học được chủ động sắp xếp lịch học bằng cách đăng ký các môn học theo trật tự quy định.
Nếu giỏi và chăm, sinh viên có thể đẩy nhanh tiến độ học tập, có khi chỉ 3,5 năm đã tốt nghiệp. Những sinh viên năng lực hạn chế hoặc muốn thong thả vừa học vừa làm, có thể 6-7 năm mới ra trường.
Tín chỉ là gì?
Tín chỉ (Credit) được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên.
Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.
Theo Wikipedia
Một học kỳ có bao nhiêu tín chỉ?
Tuỳ theo năng lực cũng như việc đăng ký môn học của sinh viên mà một học kỳ có từ 10 đến tối đa 30 tín chỉ.
Theo Bộ GD&ĐT khối lượng tín chỉ tối thiểu mà sinh viên được đăng ký trong 1 kỳ học như sau:
- Đăng ký 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học. Đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường.
- Đăng ký 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học. Đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
- Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.
- Số tín chỉ tối đa được đăng ký tại các trường học không được Bộ GD&ĐT nêu rõ. Nhưng dựa theo khối lượng chương trình học. Thì trung bình sinh viên sẽ đăng ký tối đa là 30 tín chỉ cho một kỳ học.
- Trong mỗi năm học, sẽ có thêm 1 kỳ học hè, đây là cơ hội để sinh viên có thể học vượt tín chỉ, hoặc học cải thiện nếu có thành tích không tốt.
Một tín chỉ bao nhiêu tiền?
Không có một giá chung thống nhất về học phí/ tín chỉ cho tất cả các trường, cũng như cho tất cả chương trình đào tạo.
Học phí/tín chỉ khác nhau giữa: trường tư/ trường công/ trường công lập tự chủ tài chính/trường quốc tế; cũng khác nhau giữa chương trình chuẩn/ chương trình chất lượng cao/ chương trình liên kết quốc tế.
Thông thường, học phí 1 tín chỉ lý thuyết sẽ thấp hơn 1 tín chỉ thực hành. Học phí/ 1 tín chỉ của khối ngành kỹ thuật công nghệ sẽ cao hơn khối ngành xã hội, kinh tế, nhân văn.
Trường | Học phí/tín chỉ | Tham khảo |
Đại học Y Phạm Ngọc Thạch (Chương trình đại trà – năm 2019) | 305.000-605.000 VNĐ | Học phí Phạm Ngọc Thạch |
Đại học Ngoại Thương (Chương trình đại trà – năm 2019) | 400.000-600.000 VNĐ | Học Phí Ngoại Thương |
Đại học Bách khoa (Chương trình đại trà – năm 2019) | 400.000-600.000 VNĐ | Học phí đại học bách khoa TPHCM |
Đại học Kinh tế – Luật (Chương trình đại trà – năm 2019) | 275.000 VNĐ | Học phí đại học Kinh Tế Luật |
Đại học Kinh tế quốc dân (Chương trình đại trà – năm 2019) | 300.000 VNĐ | Đại học kinh tế Quốc Dân học phí |
Đại học Khoa học Xã Hội Nhân Văn (Chương trình đại trà – năm 2019) | 204.000 VNĐ | Học Phí KHXH & NV TPHCM |
Đại học Kinh tế TP HCM (Chương trình đại trà – năm 2019) | Năm 1: 585.000 VNĐ Năm 2: 650.000 VNĐ Năm 3: 715.000 VNĐ Năm 4: 785.000 đồng VNĐ | Học phí UEH |
Đại học HUTECH (chương trình đại trà năm học 2021-2022) | 975.000 VNĐ Riêng ngành dược: 1.250.000 VNĐ | Đại học Hutech học phí |
Đại học HUTECH (chương trình chuẩn Quốc tế đào tạo bằng tiếng Anh năm học 2021-2022) | 1.700.000 VNĐ | |
Đại học Văn Lang 2020 | Từ 1.150.000 VNĐ đến 1.410.000 VNĐ | Học phí văn lang |
Các câu hỏi thường gặp khác về tín chỉ
Số tín chỉ một học kỳ giao động từ 10 đến tối đa 30 phụ thuộc vào số môn bạn đăng ký.
Đại học 1 năm bao nhiêu tín chỉ? Số này giao động từ 40 đến tối đa 120 phụ thuộc vào số môn bạn đăng ký.
Là học tối đa số tín chỉ được cho phép trong chương trình học của bạn. Học vượt tín chỉ sẽ giúp bạn ra trường sớm hơn.
Số tín chỉ 1 môn giao động từ 1 đến 11 tuỳ ngành, tuỳ trường; đa số môn có số tín chỉ là 3.
Những lưu ý khi đăng ký học phần
Đăng ký học phần học tập là một khâu rất quan trọng trong việc tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
- SV cần nghiên cứu kỹ chương trình đào tạo (thường ghi trên web hoặc trong Sổ tay SV) để đăng ký môn học phù hợp.
- Đăng ký không đúng (vượt quá xa) với năng lực học tập của mình, có thể dẫn đến kết quả học tập yếu kém, sẽ bị buộc thôi học.
- SV có quyền rút các học phần đã đăng ký trong vòng 6 tuần đầu của học kỳ chính, nếu cảm thấy không theo được. Điều đó có nghĩa là SV hoàn toàn có cơ hội cũng như có đủ thời gian để cân nhắc và sửa sai.
- Tân SV khi nhập học, nếu thiếu thông tin thì nên hỏi kinh nghiệm từ các anh chị SV đi trước, hoặc tham vấn ý kiến từ các cố vấn học tập (GV chủ nhiệm) của mình. Đặc biệt, SV nên tận dụng triệt để sự cho phép trong việc hoãn thi, rút bớt học phần, đăng ký học cải thiện (thi lại học phần), học vượt, học kéo dài…
- Các cố vấn học tập ở đại học vẫn khuyên SV năm thứ nhất, trong học kỳ đầu tiên, không nên học vượt.
Bài viết liên quan: