Theo chiến lược phát triển ngành Du lịch đến năm 2025, Việt Nam dự kiến đón khoảng 50 triệu du khách, có khoảng 3.000.000 việc làm cho ngành Du lịch và khách sạn. Quản trị du lịch và lữ hành vì thế đã và đang trở thành ngành học hot, nhận được sự quan tâm của nhiều thí sinh.
Ngành Quản trị du lịch và lữ hành là gì?
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bao gồm quá trình quản lý và điều hành du lịch, phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch, phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết phát sinh, thiết kế các chương trình du lịch, bán và tổ chức kinh doanh dịch vụ lữ hành…
Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành khi ra trường sẽ tác nghiệp cụ thể các hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnh vực lữ hành như: hướng dẫn du lịch, quản trị sự kiện, quản trị nhân lực du lịch, quản trị kinh doanh, điều hành du lịch…
Ngành Quản trị du lịch và lữ hành học gì?
Theo học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức về nhiều lĩnh vực như:
- Tổng quan du lịch
- Địa lý du lịch Việt Nam
- Quản trị du lịch MICE
- Quản trị sự kiện du lịch
- Kinh tế du lịch
- Marketing du lịch
- Quản trị lữ hành
- Tâm lý du khách và giao tiếp du lịch
- Các kỹ năng nghiệp vụ về Hướng dẫn du lịch, Thiết kế và điều hành tour…
Đối với chuyên ngành Hướng dẫn du lịch, sinh viên còn được trang bị thêm các kiến thức về Lịch sử Việt Nam, Văn hóa du lịch, Tín ngưỡng và tôn giáo, Kiến trúc và mỹ thuật truyền thống,… cùng các nghiệp vụ về Nghệ thuật thuyết trình, Hoạt náo trong du lịch, Hướng dẫn du lịch chuyên đề và các kỹ năng mềm cần thiết khác nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của nghề hướng dẫn du lịch.
Đối với chuyên ngành Quản trị lữ hành, sinh viên được trang bị thêm các kiến thức về Dịch vụ bổ sung trong du lịch, Lễ tân du lịch, Quy hoạch du lịch, Quản trị điểm đến du lịch, Tiền tệ và thanh toán quốc tế, Đàm phán và ký kết hợp đồng lữ hành…
Ngành Quản trị du lịch và lữ hành ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ và lữ hành, người học có thể đảm nhiệm các công việc cụ thể như:
- Hướng dẫn viên du lịch, thiết kế tour, tổ chức sự kiện, hội nghị
- Chuyên viên kinh doanh, phát triển các dịch vụ du lịch, khách sạn
- Giám đốc điều hành, tổ trưởng bộ phận, quản lý bộ phận lập kế hoạch, điều phối nhân sự
- Giảng dạy về Quản trị khách sạn, du lịch
Người học có thể làm việc tại:
- Các doanh nghiệp, công ty du lịch, lữ hành trên cả nước;
- Các khu du lịch, nghỉ dưỡng; Khu vui chơi, giải trí;
- Các công ty tổ chức sự kiện, truyền thông về du lịch;
- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề có đào tạo Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
- Bộ phận du lịch ở các sở, ban, ngành.
- Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu các chuyên ngành khác về lĩnh vực du lịch; Học cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nhận các học vị như thạc sĩ, tiến sĩ.
Ngành Quản trị du lịch và lữ hành cần tố chất gì?
- Năng động, nhiệt huyết và khéo léo trong xử lý các tình huống. Biết làm chủ cảm xúc, quan sát tốt và linh hoạt ứng biến
- Vốn hiểu biết rộng để quảng bá cho du khách những điều hay, nét đặc trưng văn hóa của từng vùng miền. Người học ngành này cần phải có kiến thức sâu rộng về địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của những điểm đặt chân đến.
- Khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Bởi đặc thù công việc phải đi nhiều nơi, công việc có thể trùng lắp.
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục đám đông.Làm việc với nhiều người, nhiều tính cách khác nhau, việc giao tiếp tốt giúp các bạn bản lĩnh hơn, giải quyết được những mâu thuẫn phát sinh trong công việc.
- Kỹ năng ngoại ngữ vững vàng sẽ giúp bạn dễ dàng hội nhập, giao lưu kết nối văn hóa với thế giới.
Điểm chuẩn Ngành Quản trị du lịch và lữ hành
Điểm chuẩn Ngành Quản trị du lịch và lữ hành của các trường tại Hà Nội
- Đại học Thương mại: 25,4 (Năm 2020); (năm 2022)
- ĐH Văn hoá Hà Nội: 27,5 (Năm 2020); 26,5-27,5 (năm 2022)
- ĐH Kinh tế quốc dân: 26,7 (Năm 2020); 26,85 (năm 2022)
- ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội): 24,5-25,75 (Năm 2020); 25,15-25,25 (năm 2022)
- Đại học Hà Nội: 24,95-33,27 (Năm 2020); 32,10-32,70 (năm 2022)
- Đại học Thăng Long: 21,9 (Năm 2020); 23,75 (năm 2022)
- Đại học Mở Hà Nội: 30,07 (Năm 2020); 30,35 (năm 2022)
- Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội: 15.05 (Năm 2020);
Điểm chuẩn Ngành Quản trị du lịch và lữ hành của các trường tại TPHCM
- Đại học Tài chính- Marketing: 23,4 (Năm 2020); 22 (năm 2022)
- Đại học Ngoại ngữ- tin học TPHCM: 20,75 (năm 2020), 20 (năm 2022)
- ĐH Công nghệ TPHCM: 18 (Năm 2020); 17 (năm 2022)
- ĐH Văn Lang: 18 (Năm 2020); 16 (năm 2022)
- ĐH Công nghiệp TPHCM: 22 (Năm 2020); 19 (năm 2022)
- ĐH Công nghiệp thực phẩm: 19 (năm 2020); 23 (năm 2022)
- ĐH Kinh tế TPHCM: 25,4 (Năm 2020); 25,2 (năm 2022)
- ĐH Văn hoá TPHCM: 24-25 (Năm 2020); 26-26,5 (năm 2022)
- ĐH Hoa Sen: 16 (Năm 2020); 16 (năm 2022)
Điểm chuẩn Ngành Quản trị du lịch và lữ hành của các trường tại các tỉnh thành khác
- Khoa Du lịch -ĐH Huế: 21 (năm 2020); 17 (năm 2022)
- Đại học Duy Tân: 14 (năm 2020); 15 (năm 2022)
- ĐH Kinh tế Đà Nẵng: 24,5 (Năm 2020); 24 (năm 2022)
- ĐH Nha Trang: 18-21 (năm 2020); 16-18 (năm 2022)
- ĐH Đà Lạt: 17,5 (Năm 2020); 18 (năm 2022)
- ĐH Cần Thơ: 24,25 (Năm 2020); 20,5 (năm 2022)
- ĐH Trà Vinh: 15 (Năm 2020); 15 (năm 2022)
Bài viết liên quan: