500x414 Optimize

Khối D14 gồm những môn gì, những ngành nào?

D 14 là tổ hợp môn thi mở rộng từ khối D. Đây là tổ hợp mà nhiều thí sinh có sở trường tiếng Anh và các môn khoa học xã hội lựa chọn. Tuy không được xét tuyển rộng rãi như D1 nhưng D 14 cũng rộng cơ hội cho thí sinh ở nhiều trường và ngành.

Khối D14 gồm những môn nào?

Khối D14  gồm 3 môn chính: Ngữ Văn – Lịch Sử – Tiếng Anh

Đây là khối thi phù hợp với những thí sinh giỏi tiếng Anh và các môn xã hội, nhưng “ngán” các môn tự nhiên.

Khi thi tốt nghiệp THPT, môn Ngữ Văn thí sinh sẽ thi tự luận. Môn Lịch sử và Tiếng Anh thi trắc nghiệm. Đáng chú ý, để xét tuyển theo khối D 14, thí sinh phải chọn bài thi Khoa học xã hội (Sử- Địa- Giáo dục công dân) để lấy điểm xét tuyển đại học môn Sử.

Khối D 14 gồm những ngành nào?

Khối D 14 tuyển sinh chủ yếu nhóm ngành xã hội nhân văn và ngôn ngữ.

  1. Báo chí
  2. Đông phương học
  3. Tâm lý học
  4. Quan hệ quốc tế
  5. Triết học
  6. Ngôn ngữ học
  7. Văn học
  8. Xã hội học
  9. Nhật bản học
  10. Công tác xã hội
  11. Đô thị học
  12. Giáo dục học
  13. Lịch sử
  14. Ngôn ngữ Đức
  15. Ngôn ngữ Pháp
  16. Nhân học
  17. Thông tin học
  18. Văn hoá học
  19. Hàn quốc học
  20. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  21. Lưu trữ học
  22. Ngôn ngữ Tây Ban nha
  23. Ngôn Ngữ Italia
  24. Ngôn ngữ Anh
  25. Quan hệ công chúng
  26. Việt Nam học
  27. Ngôn ngữ Trung
  28. Quản trị khách sạn
  29. Ngôn ngữ Nhật
  30. Sư phạm Ngữ văn
  31. Sư phạm tiếng Khmer
  32. Tôn giáo học
  33. Quản lý nhà nước
  34. Quản trị văn phòng
  35. Giáo dục đặc biệt

Các trường đào tạo khối D14

Khối D14 gồm những trường nào? So với D1, Khối D 14 không tuyển sinh rộng rãi bằng. Tuy nhiên trên thực tế, cũng có nhiều trường uy tín dùng để tuyển các ngành phù hợp. Sau đây là một số trường nổi bật.

  • Học viện Báo chí – Tuyên truyền
  • ĐH Thủ Đô
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Luật TP.HCM
  • Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
  • Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Hàng Hải
  • Đại học Văn Hiến
  • Đại học Ngoại ngữ Tin học TPHCM
  • Đại học Duy Tân
  • ĐH Trà Vinh

Bí quyết ôn thi Khối D 14

Môn Tiếng Anh

Cần nắm chắc từ vựng, ngữ pháp trong chương trình lớp 12. Thông thường các câu hỏi tập trung về ngữ pháp cơ bản sẽ chủ yếu về mạo từ, câu bị động, câu điều kiện, câu gián tiếp hay trong danh động từ, từ vựng.

Chuẩn bị một quyển sổ nhỏ để ghi chú lại những từ ngữ mới hay các cấu trúc lạ hiếm gặp. Không ngừng làm thêm các bài tập về phần Reading để tăng vốn từ vựng.

Cần cân đối thời gian học tiếng Anh hợp lý, nếu bạn dành 3 tiếng/ ngày để học môn tiếng Anh, nên chia nhỏ thời gian. Hãy dành 60 phút luyện đề, 30 phút chữa đề, 30 phút học từ mới và 60 phút để làm thêm các phần bài tập bạn thường giải sai khi luyện đề.

Môn Lịch sử:

Để việc nắm kiến thức được tốt, hãy chia nhỏ các mốc lịch sử và gắn cho nó những ghi chú quan trọng

Học bằng  phương pháp  viết là cách học hiệu quả để nhớ bài được lâu nhất. Cuối mỗi buổi học, hãy dành chút thời gian để đối chiếu lại những gì đã ghi với những gì trong sách vở.Nên có sự so sánh, đối chiếu những nội dung đã được học với nhau.

Nên thảo luận, trao đổi kiến thức giữa những người học với nhau để có kết quả học tập tốt.

Nên sử dụng hình ảnh của sơ đồ tư duy giúp tiếp thu nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn.

Nên học từng phần một, học đến đâu chắc đến đấy. Có thể chia làm Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam… Sau đó hãy phân theo các mốc thời gian cụ thể để học, học phần nào xong phần đó. Trong mỗi phần sẽ có những bài khác nhau, hãy chọn ra những ý chính để học

Môn Ngữ Văn

Nên hệ thống lại mọi kiến thức đã học: Từ Đọc hiểu đến Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học bằng cách gạch ra các ý chính; sắp xếp thành hệ thống chủ điểm; hệ thống thành các dạng đề… Cần sắp xếp các nội dung kiến thức ấy thành sơ đồ hóa, sơ đồ tư tuy cho dễ nhớ.

Chủ động ôn luyện thật kĩ, tham khảo các đề thi và đáp án đổi mới.Không được bỏ qua bất cứ một tác phẩm văn học nào đã học trong chương trình, trừ phần Bộ giảm tải.

Đề thi môn Ngữ văn THPT những năm gần đây được đổi mới nhằm kiểm tra hai năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản; yêu cầu người học phải biết phân tích, suy luận và vận dụng. Vì vậy, việc ôn tập và làm theo lối văn mẫu, chép nguyên lại bài giảng là không có hiệu quả.

Nên biết tận dụng thời gian ôn tập trên lớp với GV và các bạn học cùng; không hiểu gì hỏi ngay thầy cô để có được hiểu biết nhất định.

Cần rèn luyện kĩ năng viết bài, trình bày bài cẩn thận. Với các câu hỏi nhận biết, tái hiện kiến thức, HS có thể trả lời gọn gàng, trúng ý, không lan man. Với những câu hỏi vận dụng, liên hệ, và đặc biệt là tạo lập văn bản (đoạn văn, bài văn) thì HS nên trình bày theo các thao tác lập luận cụ thể; có liên hệ, so sánh, lí giải; phân tích..

Cần sưu tầm và tự giải nhiều đề, tiếp cận với các câu hỏi mới để rèn tâm lí, chuẩn bị tinh thần thật tốt… HS không nên đọc đáp án trước, mà nên tư duy tự trả lời, sau đó mới so sánh đáp án sau.

Xem thêm Cách tính điểm khối D14

325x40
Nhận bài viết mỗi ngày