500x414

Ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay cần nhân lực như thế nào?

Có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào ngành chăn nuôi, một trong những câu hỏi băn khoăn thường thấy với thí sinh là: “Ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay cần nhân lực như thế nào”? Bài viết tóm tắt về tình hình ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay, định hướng phát triển, nhu cầu nhân lực cũng như tình hình tuyển sinh, đào tạo.

Ngành chăn nuôi là gì?

Chăn nuôi là ngành thuộc lĩnh vực khoa học – kỹ thuật nông nghiệp. Ngành Chăn nuôi đào tạo kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có trình độ năng lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực và phát triển kinh tế đất nước; có kiến thức và kỹ năng về Chăn nuôi và Thú y.

Vai trò của ngành chăn nuôi

Vai trò của ngành chăn nuôi là ngành kinh tế sản xuất chính của nông nghiệp nước ta. 

Tại sao đưa ngành chăn nuôi lên sản xuất chính? Vì ngành chăn nuôi cung cấp cho con người lương thực thực phẩm cơ bản vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người.

“Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” định hướng: “Phát triển nhanh ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng…; tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả; tăng cường công tác thú y, phòng, chống dịch bệnh; phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; tổ chức lại và hiện đại hoá cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm”

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008, của Ban Chấp hành Trung ương

Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi

Giai đoạn 2021 – 2030, theo Quyết định số 1520/QÐ-TTg – tháng 10/2020, Ngành tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại ngành chăn nuôi; Ngành chăn nuôi ở nước ta có tổng cộng 11+ nhiệm vụ theo nghị quyết như sau:

  1. Thực hiện các giải pháp thúc đẩy tái đàn lợn; chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm (tăng gà lông mầu, vịt đẻ trứng) và gia súc lớn.
  2. Phát triển các mô hình chăn nuôi lợn theo chuỗi liên kết phù hợp thực tiễn sản xuất của từng vùng, từng phân khúc thị trường.
  3. Nâng cao năng lực giết mổ tập trung và chế biến công nghiệp các sản phẩm từ thịt lợn; sử dụng hiệu quả nguồn chất thải chăn nuôi lợn bảo đảm an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường.
  4. Mở rộng mô hình chăn nuôi, vỗ béo trâu, bò bằng giải pháp thâm canh trồng cỏ, ngô sinh khối kết hợp ủ ướp với các loại phụ phẩm nông, công nghiệp.
  5. Phát triển rộng mô hình các chuỗi liên kết trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia cầm trong nước, xuất khẩu.
  6. Tổ chức lại thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nước, giảm bớt các khâu trung gian trong quá trình lưu thông.
  7. Củng cố và mở rộng các sàn giao dịch sản phẩm chăn nuôi, tăng cường chế biến sâu để đa dạng hóa sản phẩm. Ðồng thời, chú trọng phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, duy trì chăn nuôi nông hộ theo hình thức hữu cơ truyền thống; tiếp tục mở rộng chăn nuôi áp dụng quy trình VietGAP; khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng.
  8. Tiếp tục phát triển giống vật nuôi chất lượng cao phục vụ sản xuất; ưu tiên nhập khẩu giống tốt, chọn tạo đàn giống thích hợp cho mỗi vùng sinh thái.
  9. Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu; tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi (trọng tâm là quản lý các chất chính và chất cấm sử dụng), giảm chi phí sản xuất, ATTP và bảo vệ môi trường.
  10. Ðối với chăn nuôi nông hộ, cần phổ biến cách thức sử dụng thức ăn chăn nuôi hiệu quả an toàn, khuyến khích người dân tận dụng lao động tự phối trộn thức ăn.
  11. Ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực giống vật nuôi, ưu tiên giống bản địa; thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, trang thiết bị chuồng trại, công tác vệ sinh thú y…

Đặc điểm của ngành chăn nuôi

Theo SGK Địa lí lớp 10, đặc điểm của ngành chăn nuôi là:

  • Cơ sở nguồn thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố, hình thức chăn nuôi.
  • Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học – kĩ thuật.
  • Trong nền nông nghiệp hiện đại ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hóa.

Đặc điểm quan trọng nhất của ngành chăn nuôi là Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn.

Nhu cầu nhân lực ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay

Ngành chăn nuôi đang có xu hướng phát triển, tốc độ tăng trưởng nhiều năm trở lại đây tăng cao. Các doanh nghiệp mới ngày càng nhiều, doanh nghiệp cũ cũng đang mở rộng quy mô, nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành chăn nuôi thú y vẫn đang rất cao.

Tính riêng mảng farm của C.P Việt Nam đang có khoảng hơn 2.000 nhân lực. Mỗi năm, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp là khoảng 1.500 nhân viên. Do vậy, có thể nói số lượng nhân lực hiện nay đang là sức ép với doanh nghiệp.

Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam

Nhu cầu nhân lực lớn nên sinh viên ngành chăn nuôi hiện nay ra trường rất dễ kiếm việc làm. Tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 100% sinh viên tốt nghiệp ngành Chăn nuôi có việc làm trong 12 tháng sau khi tốt nghiệp tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp…

Nhiều sinh viên được các doanh nghiệp “mời về làm việc” khi đang ngồi trên ghế nhà trường với mức lương hấp dẫn.

Ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay ra trường sinh viên có thể làm việc ở các vị trí việc làm như:

  • Kỹ sư tư vấn, vận hành, quản lí trang trại chăn nuôi;
  • Kỹ sư tư vấn, vận hành, quản lí nhà máy ấp trứng/quản lý trang trại giống gia súc – gia cầm;
  • Kỹ sư quản lý các cơ sở giết mổ gia súc-gia cầm và chế biến thực phẩm chăn nuôi;
  • Kỹ sư phụ trách thu mua, quản lí chất lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi;
  • Giám đốc phụ trách kỹ thuật, kinh doanh, sản xuất về chăn nuôi, thú y;
  • Chủ cơ sở, trang trại chăn nuôi, thú y;
  • Giảng viên các viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo về lĩnh vực chăn nuôi, thú y.
  • Phụ trách các công ty sản xuất và kinh doanh nông nghiệp; Tư vấn lĩnh vực bảo hiểm vật nuôi, Nhân viên thẩm định dự án chăn nuôi tại các ngân hàng thương mại.

Nơi làm việc của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là:

  • Các công ty, xí nghiệp nông nghiệp; trạm, trại; nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y trong và ngoài nước;
  • Các cơ quan nông nghiệp và các ngành có liên quan như Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm giống vật nuôi, Trung tâm khuyến nông,…;
  • Các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng;
  • Các công ty tư vấn, chuyển giao công nghệ, thiết kế và xây lắp nông nghiệp,…;
  • Nữ giới cũng đang có cơ hội lớn để làm việc trong ngành Chăn nuôi – Thú y.

Mức lương ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay

Nhân lực ngành Chăn nuôi có mức lương hấp dẫn và chế độ đãi ngộ tốt.

Mức lương phổ biến của nhân viên ngành này dao động từ 10 đến 15 triệu/ tháng, với những người tham gia hoạt động kinh doanh về chăn nuôi, mức lương có thể lên tới 20-25 triệu/ tháng.

Đặc biệt, với các nhân viên làm việc tại các cơ sở chăn nuôi của những nước phát triển như: Nhật Bản, Đan Mạch, Israel … mức lương từ 40-50 triệu/tháng.

Ngành chăn nuôi nước ta hiện nay học gì?

Sinh viên ngành Chăn nuôi được trang bị kiến thức:

  • Về chọn lọc và nhân giống vật nuôi (trong ngành chăn nuôi vật nuôi chính là bò)
  • Quy trình công nghệ chăn nuôi
  • Kỹ năng phối hợp khẩu phần, thực hiện quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi;
  • Phân tích kiểm định chất lượng thức ăn và quản lý môi trường chăn nuôi;
  • Marketing thức ăn chăn nuôi;
  • Phân tích kiểm định chất lượng và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi…
  • Phương pháp thí nghiệm chăn nuôi – thú y
  • Bệnh truyền nhiễm thú y
  • Dịch tễ học thú y…

Học ngành chăn nuôi nước ta hiện nay thi khối gì?

Tuyển sinh ngành chăn nuôi nước ta hiện nay có nhiều phương thức. Nếu xét theo điểm thi và tổ hợp môn học bạ, các trường thường xét những khối sau:

  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối A00 (Toán, Lí, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lí, Anh)
  • Khối A02 (Toán, Lí, Sinh)
  • Khối A18 (Toán, KHXH, Hóa)
  • Khối B02 (Toán, Sinh, Địa)
  • Khối B03 (Toán, Sinh, Văn)
  • Khối B04 (Toán, Sinh, GDCD)
  • Khối B08 (Toán, Sinh, Anh)
  • Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D08 ( Toán, Sinh, Anh)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)

Các trường đào tạo ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay

Các trường đào tạo ngành chăn nuôi khu vực phía Bắc

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam: 18 (Năm 2021)
  • Đại học Tây Bắc: 15 (năm 2021)
  • Đại học Tân Trào: 15 (năm 2021)
  • Đại học Hùng Vương: 17 (năm 2021)
  • Đại học Nông lâm Bắc Giang: 15 (năm 20210
  • Đại học Nông lâm Thái Nguyên: 15 (năm 2020)

Các trường đào tạo ngành chăn nuôi khu vực miền Trung

  • ĐH Vinh: 16 (năm 2021)
  • ĐH Nông lâm Huế: 18,5 (năm 2021)
  • ĐH Tây Nguyên: 15 (năm 2021)

Các trường đào tạo ngành chăn nuôi khu vực phía Nam

  • Đại học Nông lâm TPHCM: 18,25 (năm 2021)
  • Đại học Cần Thơ: 21 (năm 2021)
  • Đại học Trà Vinh: 15 (năm 2021)
  • Đại học An Giang: 16 (năm 2021)
  • Đại học Kiên Giang: 14 (năm 2021)
325x40
Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác