500x414

Ngành Kinh tế học là gì? Điểm chuẩn bao nhiêu?

Kinh tế học là việc nghiên cứu về tiền bạc, mà còn là một cách tiếp cận toàn diện để hiểu về cách mà con người quản lý và sử dụng tài nguyên có hạn để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của mình.

Từ việc sản xuất hàng hóa đến phân phối và tiêu thụ chúng, kinh tế học là nền tảng cho việc hiểu về cách mà xã hội hoạt động và tương tác với nhau. Đồng thời, nó cung cấp cơ sở cho việc đưa ra các quyết định kinh doanh và chính sách công cộng để tối ưu hóa lợi ích và sự phát triển của cả cá nhân và cộng đồng.

Ngành Kinh tế học là gì?

Ngành Kinh tế hay Kinh tế học là ngành khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Kinh tế học cũng nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (nguồn lực) khan hiếm của nó.

Nghiên cứu Kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác.

Kinh Te Hoc Thi Truong Lao Dong
Mô hình ví dụ về nền kinh tế; Nguồn: chienluocsong.com

Ngành Kinh tế học học những môn gì?

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế học cung cấp cho sinh viên :  

  • Hiểu những kiến thức cơ bản về lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn đồng thời vận dụng những kiến thức trên trong giải thích các vấn đề trong cuộc sống. 
  • Hệ thống được các kiến thức sâu rộng, hiện đại về kinh tế học cũng như các phân nhánh kinh tế học trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội – môi trường và vận dụng các kiến thức trong phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề và trong doanh nghiệp và nền kinh tế. 
  • Hiểu và sử dụng tốt các phương pháp nghiên cứu, dự báo kinh tế trong phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội. 
  • Hệ thống được các kiến thức liên ngành luật kinh tế, quản trị, tài chính, ngân hàng, đầu tư, kinh doanh quốc tế… và vận dụng hỗ trợ các kiến thức kinh tế học trong phân tích, đánh giá các vấn đề kinh tế có liên quan.

Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế học, sinh viên có khả năng áp dụng kiến thức được trang bị vào các lĩnh vực chuyên môn sau:

  • Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, vận hành các hoạt động kinh tế ở khu vực doanh nghiệp. 
  • Thiết lập dự án và bảo vệ dự án đầu tư. 
  • Phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế và chính sách của chính phủ.
  • Dự báo những biến động và xu hướng của nền kinh tế.
  • Tham mưu các vấn đề kinh tế, chính sách và giải pháp quản trị rủi ro cho các cơ quan Nhà nước các cấp, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
  • Tư vấn, xây dựng và tổ chức các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội.
  • Phê bình các quan điểm tranh luận khác nhau thuộc lĩnh vực chuyên môn.
  • Nghiên cứu độc lập và trình bày kết quả nghiên cứu một cách hiệu quả về các vấn đề kinh tế.
  • Vận dụng các công cụ thống kê, các kỹ thuật phân tích định lượng của ngành kinh tế vào hoạt động thực tiễn.
  • Hình thành kỹ năng tư duy phân tích, nghiên cứu, tổng hợp, phản biện và sáng tạo.

Các môn học chuyên ngành Kinh tế học: Kinh tế vi mô, Kinh tế lượng, Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nguyên lý thống kê kinh tế, Tài chính – Tiền tệ, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế phát triển, Kinh tế công cộng, Kinh tế môi trường…

Ngành Kinh tế học ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế học sẽ có cơ hội và khả năng làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế:

  • Các cơ quan quản lý kinh tế Nhà nước ờ trung ương và địa phương, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính, tín dụng.
  • Các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các tổ chức tư vấn kinh tế.
  • Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ. 
  • Các tổ chức xã hội, đoàn thể. 
  • Tiếp tục học ở các bậc sau đại học (trong và ngoài nước) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế (Kinh tế học; Kinh tế phát triển; Kinh tế & Quản lý công; Kinh tế Tài chính – Ngân hàng…).

Một số vị trí công tác tiêu biểu: 

  • Chuyên viên trong các lĩnh vực: phân tích chính sách, hoạch định chính sách, thẩm định dự án đầu tư, tư vấn đầu tư, tư vấn quản trị chiến lược, nghiên cứu thị trường, tư vấn lao động, quản lý nhân sự. 
  • Giảng viên giảng dạy Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Lịch sử học thuyết kinh tế. 
  • Cán bộ, công chức làm việc trong các tổ chức đoàn thể, xã hội… 

Ngành kinh tế học học khối nào?

Hiện nay các trường đại học sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau để xét tuyển ngành Kinh tế học.

Nếu xét theo điểm thi tốt nghiệp hay tổ hợp môn học bạ, các khối xét tuyển ngành Kinh tế học bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối C01 (Toán, Lý, Văn)
  • Khối C04 (Văn, Toán, Địa)
  • Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
  • Khối C15 (Văn, Địa, Anh)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)

Ngành Kinh tế học học trường nào?

Các trường đào tạo Ngành Kinh tế học khu vực phía bắc

  1. ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội: 35,83 (năm 2021)
  2. ĐH Ngoại thương: 26,5-28,5 (năm 2021)
  3. ĐH Kinh tế quốc dân: 27,55 (năm 2021)
  4. Học viện Ngân hàng: 26,4 (năm 2021)
  5. ĐH Thương Mại: 26,35 (năm 2021)
  6. Học viện tài chính: 26,35 (năm 2021)
  7. Học viện báo chí và tuyên truyền: 24.98 – 25.98 (năm 2021)
  8. ĐH Giao thông vận tài: 25,15 (năm 2021)
  9. Học viện Chính sách và phát triển: 24,95 (năm 2021)
  10. ĐH Thủy lợi: 24,6 (năm 2021)
  11. ĐH Kinh doanh và Công nghệ: 23,25 (năm 2021)
  12. ĐH Nội vụ: 20,5 (năm 2021)
  13. Học viện Quản lý giáo dục; 16 (năm 2021)
  14. ĐH Lao động xã hội: 15,5 (năm 2021)

Các trường đào tạo Ngành Kinh tế học khu vực miền Trung

  1. ĐH Vinh: 17 (năm 2021)
  2. ĐH Kinh tế Huế: 18 (năm 2021)
  3. ĐH Kinh tế Đà Nẵng: 25 (năm 2021)
  4. ĐH Quy Nhơn: 15 (năm 2021)
  5. ĐH Tây Nguyên: 19 (năm 2021)
  6. ĐH Nha Trang: 18 (năm 2021)

Các trường đào tạo Ngành Kinh tế học khu vực phía Nam

  1. ĐH Kinh tế Luật-ĐHQG TPHCM: 26,45 (năm 2021)
  2. ĐH Kinh tế TPHCM :26,3 (năm 2021)
  3. ĐH Mở TPHCM: 25,8 (năm 2021)
  4. ĐH Tài chính Marketing: 25,8 (năm 2021)
  5. ĐH Nông lâm TPHCM: 23,5 (năm 2021)
  6. ĐH SPKT Vĩnh Long: 15 (năm 2021)
  7. ĐH Tiền Giang: 15 (năm 2021)
  8. ĐH Cần Thơ: 25,5 (năm 2021)
325x40
Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác