Với dân số trên 90 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là các sản phẩm sạch được chế biến an toàn và chất lượng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, ngành công nghệ thực phẩm còn hướng đến việc sản xuất, chế biến phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Vì thế, theo học ngành Công nghệ thực phẩm bạn không lo thất nghiệp.
Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?
Công nghệ thực phẩm có thể hiểu một cách đơn giản là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…
Các môn học Ngành Công nghệ thực phẩm
Chương trình bao gồm các môn học cốt lõi về kỹ thuật, công nghệ, khoa học thực phẩm và nhiều môn lựa chọn về công nghệ chế biến các sản phẩm thực phẩm như: sữa và sản phẩm từ sữa (phô mai, kem…), đường và bánh kẹo, trà – cà phê – cacao, thịt và các sản phẩm từ thịt (xúc xích, đồ hộp, paté…), sản phẩm từ thủy sản, dầu béo,…
Người học sẽ được đào tạo để trở thành những kỹ sư có tay nghề cao, nắm bắt được kỹ thuật và công nghệ sản xuất thực phẩm hiện đại, có thể thiết kế quy trình sản xuất, thiết kế sản phẩm thực phẩm; đảm bảo chất lượng quy trình và sản phẩm; có thể vận hành và triển khai sản xuất thực phẩm quy mô công nghiệp
Các môn học tập trung vào 3 mảng chính: công nghệ chế biến thực phẩm, an toàn chất lượng thực phẩm và quản lý đổi mới công nghệ thực phẩm.
Các môn học chuyên ngành tiêu biểu:
- Hóa sinh học thực phẩm
- Vi sinh vật học thực phẩm
- Dinh dưỡng
- An toàn thực phẩm
- Quản lý chất lượng
- Phát triển sản phẩm
- Phân tích thực phẩm
- Công nghệ sau thu hoạch
- Công nghệ chế biến thực phẩm
- Công nghệ sinh học thực phẩm…
Ngành Công nghệ thực phẩm ra làm gì
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, công nghệ thực phẩm là ngành xếp thứ 2 trong 3 nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực đến năm 2025, hứa hẹn trở thành ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới.
Tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên có thể làm ở các vị trí:
- Nhân viên phụ trách kỹ thuật dây chuyền chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm
- Nhân viên nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải thiện kỹ thuật chế biến thực phẩm trong các phòng Nghiên cứu-Phát triển sản phẩm
- Nhân viên phụ trách kỹ thuật trong hệ thống phân phối và tiếp thị sản phẩm thực phẩm
- Nhân viên tư vấn về quy định và luật thực phẩm
- Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan kiểm nghiệm, trung tâm dinh dưỡng
- Nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm của Việt Nam và nước ngoài
- Tiếp tục theo học Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên sâu về Khoa học và Công nghệ thực phẩm
Mức lương khởi điểm của ngành Công nghệ thực phẩm khoảng từ 7.000.000 đến 9.000.000 VND/tháng.
Mức lương của các chuyên viên, kỹ sư, quản lý, giám sát bộ phận có thể lên đến 2,000 – 3,000 USD/tháng.
Ngành Công nghệ thực phẩm tuyển sinh khối nào?
Ngành Công nghệ thực phẩm phù hợp với các bạn học sinh yêu thích thực phẩm và có kiến thức tốt các môn Hóa, Sinh cho nên thường sẽ tuyển sinh khối B truyền thống là nhiều nhất.
Ngoài ra, những năm gần đây, để tạo thuận lợi cho thí sinh, các trường còn mở rộng xét tuyển với các khối mới, mở rộng hơn.
Các tổ hợp môn dùng xét tuyển như sau:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- A02: Toán, Vật lí, Sinh học
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
- C02:: Ngữ văn, Toán, Hóa học
- C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
- C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Ngành Công nghệ thực phẩm học trường nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?
Các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm khu vực phía Bắc
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp: 19 ( Năm 2021-Cơ sở Hà Nội); 17(Năm 2021 CS Nam Định); 21 (năm 2022)
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên: 15 (năm 2021); 18,5 (năm 2022)
- Đại học Sao Đỏ: 16 (năm 2021); 16 (năm 2022)
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam: 17,5 (năm 2021); 16 (năm 2022)
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội: 27 (năm 2021); 22 (năm 2022)
- ĐH Bách khoa Hà Nội : 25,94 ( Năm 2021-Kỹ thuật thực phẩm); 23,35 (năm 2022)
- ĐH Công nghiệp Hà Nội : 23,75 (Năm 2021); 23,75 (năm 2022)
- ĐH Nông Lâm Bắc Giang: 15 (Năm 2021); 15 (năm 2022)
Các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm Khu vực miền Trung:
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng: 19,65-25,15 (Năm 2021); 19,25 (năm 2022)
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế: 19,5 (Năm 2021); 20 (năm 2022)
- Đại học Duy Tân: 14 (năm 2021); 14 (năm 2022)
- ĐH SPKT Đà Nẵng: 15,1 (Năm 2021- Kỹ thuật thực phẩm); 15,9 (năm 2022)
- ĐH Đông Á: 15 (Năm 2021); 15 (năm 2022)
Các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm Khu vực miền Nam:
- Đại học Cần Thơ: 25 (năm 2021); 23,5 (năm 2022)
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: 23-26,5 (năm 2021); 17-20,1 (năm 2022)
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM: 25,7-26,3 (Năm 2021); 63,22 (năm 2022-xét kết hợp)
- Đại học Công nghệ TP.HCM: 18 (năm 2021); 17 (năm 2022)
- Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu: 15 (Năm 2021); 15 (năm 2022)
- Đại học Công nghệ Sài Gòn: 15 (Năm 2021); 15 (năm 2022)
- Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM: 20 (năm 2021); 18 (năm 2022)
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (nay là DH Công thương TPHCM): 24 (năm 2021); 22,5 (năm 2022)
- Đại học Công nghiệp TP.HCM: 23 (năm 2021), 20 (Năm 2022)
- Đại học Nông lâm TP.HCM: 23 (năm 2021); 21 (năm 2022)
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long: 15 (Năm 2021); 15 (năm 2022)
Bài viết liên quan: