Ngành Dinh dưỡng hiện nay đang ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình đối với hệ thống chăm sóc y tế của nước nhà. Thế nhưng nhân lực lĩnh vực này lại đang thiếu. Thống kê Viện dinh dưỡng quốc gia năm 2018 cho thấy, có khoảng 1/2 số bệnh viện tuyến tỉnh không có Khoa Dinh dưỡng; và có 3/5 Khoa Dinh dưỡng không có cán bộ trình độ đại học. Theo học ngành Dinh dưỡng, người học khá rộng cơ hội việc làm.
Ngành Dinh dưỡng là gì?
Dinh dưỡng là ngành học đào tạo ra nh ân sự có chuyên môn để làm việc trong hệ thống dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.
Trách nhiệm của ngành dinh dưỡng là đưa ra các kế hoạch can thiệp phù hợp để cải thiện nhanh chóng cũng như xử lý vấn đề dinh dưỡng của người bệnh. Hướng dẫn cộng đồng lựa chọn những loại thực phẩm, lên thực đơn và xây dựng chế độ ăn uống khoa học, an toàn và phù hợp để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.
Ngành Dinh dưỡng thi khối gì?
Các khối xét tuyển ngành Dinh dưỡng bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D08 (Toán, Anh, Sinh)
Ngành dinh dưỡng học gì?
Theo học hệ cử nhân Dinh dưỡng, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về dinh dưỡng cơ bản, dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng.
Được rèn luyện, trau dồi để thành thạo kỹ năng khai thác, thu thập thông tin, chẩn đoán, xử trí vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
Có khả năng phát hiện được vấn đề dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và đề xuất giải pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả.
Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, đánh giá công tác dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
Có khả năng tổ chức, thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
Ngành Dinh dưỡng ra trường làm gì?
Cử nhân ngành Dinh dưỡng có thể làm việc tại đơn vị sau đây:
- Các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Các bệnh viện từ địa phương đến trung ương;
- Các trường đại học Y, Bộ Y tế, các Sở Y tế;
- Các Viện nghiên cứu dinh dưỡng và thực phẩm;
- Các Viện nghiên cứu chăm sóc sức khỏe ;
- Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện;
- Trung tâm phòng chống HIV/AIDS;
- Trung tâm truyền thông – Giáo dục sức khoẻ, chi cục Dân số – KHHGĐ;
- Các cơ sở y tế khác có liên quan đến dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực Y tế công cộng, Y học dự phòng;
- Các cơ sở chế biến thực phẩm và dinh dưỡng, thực phẩm chức năng;
- Các công ty du lịch và các cơ sở, dịch vụ ăn uống, các trường học, nhà máy, xí nghiệp, các nhà dưỡng lão…
Ngành Dinh dưỡng học trường nào? Điểm chuẩn ngành Dinh dưỡng?
*Các trường có ngành Dinh dưỡng ở khu vực phía bắc
- ĐH Y Hà Nội: Điểm chuẩn 2020: 24,7
- ĐH Thăng Long: Điểm chuẩn 2020: 16,75
- ĐH Y tế công cộng Hà Nội :Điểm chuẩn 2020: 15,50
- ĐH Thành Đông: Điểm chuẩn 2020: 18
- ĐH Điều dưỡng Nam Định: Điểm chuẩn 2020: 15
* Các trường có ngành Dinh dưỡng ở khu vực miền Trung
- ĐH Đông Á- Điểm chuẩn 2020: 15
* Các trường có ngành Dinh dưỡng ở khu vực phía Nam
- ĐH Y Dược TPHCM- Điểm chuẩn 2020: 23,4
- ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch -Điểm chuẩn 2020: 23
- ĐH Trà Vinh -Điểm chuẩn 2020: 15
- ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM -Điểm chuẩn 2020: 17
- ĐH Công nghiệp TPHCM- Điểm chuẩn 2020: 17
- ĐH Công nghệ TPHCM -Điểm chuẩn 2020: 18
- ĐH Văn Hiến- Điểm chuẩn 2020: 17,15
Bài viết liên quan: