500x414

Ngành Dược học gì? Ra trường làm gì? Làm ở đâu?

Cùng với nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao, ngành Dược đang là một trong những ngành học được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm. Cục Quản lý Dược cho biết hiện nay mới có 1,19 dược sĩ/10.000 dân, mục tiêu trong 10 năm tới tăng gấp đôi số dược sĩ, mức 2,5 dược sĩ/10.000 dân. Nhu cầu nhân lực lớn nên những năm gần đây các trường đại học đang tăng tốc mở ngành Dược.

Ngành Dược là gì?

Dược học là ngành  khoa học ứng dụng, nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính gồm quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh, cách sử dụng các chất lấy từ tự nhiên hay tổng hợp để chống lại bệnh tật và bảo vệ cơ thể.

Dược học được phân thành nhiều lĩnh vực như: Sản xuất, phân phối, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người. Đây là ngành học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hóa học và sinh học.

Ngành Dược học những môn gì? Học Dược mấy năm?

Sinh viên theo học ngành Dược được trang bị khối kiến thức khoa học cơ bản và dược học cơ sở, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn đầy đủ về dược học như chuyển hóa thuốc trong cơ thể, những phản ứng bất lợi của thuốc, tương tác qua lại giữa các loại thuốc, công thức phối hợp thuốc để tạo hiệu quả chữa bệnh tối ưu và an toàn nhất cho người dùng,..

 Các môn học quan trọng trong chương trình đào tạo ngành Dược có thể kể:

Bộ môn Đại cương: Toán cao cấp, xác suất thống kê, hóa học, vật lý, giới thiệu về Dược. 

Bộ môn cơ sở ngành: giải phẫu, sinh lý bệnh dịch, hóa sinh. 

Bộ môn chuyên ngành: Kinh tế Dược, pháp chế Dược, Hóa phân tích, Bệnh học, Dược, thực vật, hóa sinh, Dược học, bào chế thuốc, kiểm nghiệm thuốc, cách quản lý tồn trữ thuốc, dược lý học,…

Thường để tốt nghiệp ngành Dược, sinh viên sẽ phải học trong 5 năm.

Học ngành Dược thi khối gì?

Trước đây, ngành dược tuyển sinh đầu vào bằng kết quả các môn thi khối B (Toán – Hóa – Sinh). Tuy nhiên, từ năm 2017 trở lại đây, phương án tuyển sinh ngành Dược đã có một số thay đổi mới.

Theo đó, mỗi trường có thể tự lên phương án tuyển sinh riêng theo quy định. Do đó, tổ hợp môn xét tuyển ngành Dược khá đa dạng. Tuy vậy, phổ biến nhất vẫn là khối B00.

Sau đây là các khối thi/xét vào ngành Dược:

  • A00 (Toán – Vật lý – Hóa học)
  • A11 (Toán – Hóa học – Giáo dục công dân)
  • B00 (Toán – Hóa học – Sinh học)
  • D07 (Toán – Hóa học – Tiếng Anh)

Tốt nghiệp ngành Dược ra trường làm gì?

Tốt nghiệp ngành Dược sinh viên có thể đảm nhận ở nhiều vị trí khác nhau như:

  • Làm việc tại Bệnh viện: Dược sĩ lâm sàng chịu trách nhiệm cung ứng đảm bảo chất lượng thuốc cả về số lượng lẫn chất lượng, tham vấn với Bác sĩ trong việc kê toa, cảnh báo tương tác, hướng dẫn dùng thuốc cho những đối tượng đặc biệt.
  • Làm việc tại cơ sở sản xuất: Dược sĩ sẽ nghiên cứu quy trình sản xuất, công thức, dạng bào chế, hoạt chất mới, theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, nuôi trồng, chiết xuất dược liệu,…
  • Làm việc tại các trường y dược: công tác tại khoa dược của các trường y dược với vai trò là giảng viên, kỹ thuật viên,…
  • Làm việc tại viện, trung tâm kiểm nghiệm: Dược sĩ có vai trò kiểm tra chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng,…
  • Tại cơ sở kinh doanh: Dược sĩ làm việc tại các cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty nhập khẩu.

Ngoài ra sinh viên sau khi ra trường còn có thể đảm nhận với nhiều vai trò như: trình Dược viên, nhân viên tư vấn Dược, các đơn vị có nhu cầu sử dụng Dược sĩ trình độ Đại học

Ngành Dược học trường nào?

Khu vực miền Bắc

  1. Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội: 26,05 (năm 2021); 25,5 (năm 2022)
  2. Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam: 24,95 (năm 2021);
  3. Đại học Dược Hà Nội:26,25 (năm 2021); 26 (năm 2022)
  4. Đại học Đại Nam: 21 năm (2021, 2022)
  5. Đại học Hòa Bình: 21,7 (năm 2021): 21 (Năm 2022)
  6. Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: 21,5 (năm 2021); 25 (năm 2022)
  7. Đại học Fenikaa: 21 (năm 2021); 23 (năm 2023)
  8. Đại học Thành Đô: 21 (năm 2021); 15 (năm 2022)
  9. Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên: 25,2 (năm 2021); 23-24,8 (năm 2022)
  10. Đại học Y Dược Hải Phòng: 25,25-26,05 (năm 2021); 24,30-25,05 (năm 2022)
  11. Đại học Y Dược Thái Bình: 24.9 (năm 2021); 25 (năm 2022)

Khu vực miền Trung

  1. Đại học Duy Tân: 21 (năm 2021, 2022)
  2. Đại học Buôn Ma Thuột: 21 (năm 2021, 2022);
  3. Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng: 25 (năm 2021); 23,7 (năm 2022)
  4. Đại học Y khoa Vinh: 24 (năm 2021): 23,5 (năm 2022)
  5. Đại học Y Dược – Đại học Huế: 24,9 (năm 2021), 25,1 (Năm 2022)
  6. Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng: 25,95 (năm 2021); 24,75 (Năm 2022)

Khu vực miền Nam

  1. Khoa Y – Đại học Quốc gia TP.HCM: 23,7-26,1 (năm 2021); 23,5-25,3 (năm 2022(
  2. Đại học Tôn Đức Thắng: 33,8 (năm 2021); 33,2 (năm 2022)
  3. Đại học Y Dược TP.HCM: 24,5-26,25 (năm 2021); 23,85-25,5 (năm 2022)
  4. Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch: 26,15-26,35 (năm 2021): 25,45 (Năm 2022)
  5. Đại học Công nghệ TP.HCM: 21 (năm 2021, 2022);
  6. Đại học Nguyễn Tất Thành: 21 (năm 2021, 2022)
  7. Đại học Quốc tế Hồng Bàng: 21 (năm 2021, 2022)
  8. Đại học Trà Vinh: 23 (năm 2021); 21 (2022)
  9. Đại học Y Dược Cần Thơ: 26 (năm 2021); 24,6 (năm 2022)
  10. Đại học Bình Dương: 21 (năm 2021,năm 2022)
  11. Đại học Công nghệ Miền Đông: 21 (năm 2021, 2022);
  12. Đại học Lạc Hồng: 21 (năm 2021,2022)
  13. Đại học Nam Cần Thơ: 21 (năm 2021, 2022)
  14. Đại học Tây Đô: 21 (năm 2021, 2022)
  15. Đại học Võ Trường Toản: 21 (năm 2021,2022)
325x40
Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác