500x414 Optimize

Ngành Kinh tế số là gì? Ngành Kinh tế số học trường nào?

         Sự bùng nổ và phổ biến của internet và các công nghệ kỹ thuật số đã mang lại nhiều cơ hội cho con người tham gia và kết nối vào thị trường kinh tế số.  Việt Nam đã có Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu đến năm đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP, trong đó tỷ trọng kinh tế trực tuyến trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Theo học ngành Kinh tế số, sinh viên rộng cơ hội việc làm và thăng tiến.

Kinh tế số là gì?

Kinh tế số được hiểu là nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng.

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những biểu hiện của kinh tế trực tuyến ở bất kỳ đâu trong đời sống, như các quảng cáo trực tuyến, mua hàng trên sàn thương mại điện tử, ứng dụng ăn uống, ứng dụng di chuyển, các ứng dụng thanh toán di động như Momo, Vnpay, Apple Pay, app ngân hàng cho phép người dùng chuyển tiền và thanh toán hàng hóa bằng điện thoại di động.

Ở trường đại học, ngành Kinh tế số (hay còn gọi là Digital Economics) là ngành học trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến việc sử dụng thông tin được số hóa để phân bổ nguồn lực, đẩy mạnh năng suất, góp phần tăng trưởng kinh tế chất lượng cao.

Chương trình đào tạo Ngành Kinh tế số

Theo học ngành Kinh tế số, sinh viên sẽ được đào tạo liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, kinh tế trên nền tảng số, đảm bảo có kiến thức chuyên sâu về hoạch định, tổ chức, quản trị các hoạt động kinh doanh quốc tế, kiến thức về quản lý nhân sự, quản trị chiến lược và thực hiện giao dịch thương mại điện tử, logistics. Người học còn được trang bị kỹ năng ứng dụng các công nghệ số dẫn đầu xu thế của thời đại như AI, IoT, BigData, BlockChain,… để giải quyết yêu cầu công việc trong hoạt động kinh tế, quản trị.

          Tùy theo trường chương trình đào tạo ngành Kinh tế số có sự khác nhau, nhưng tựu trung các khối kiến thức nền tảng của Kinh tế online khá giống nhau. Ở Trường ĐH Đại Nam, sinh viên sẽ được theo học các khối kiến thức như sau:

  • Kinh tế: Nguyên lý kinh doanh số, Tổng quan thương mại điện tử, Quản trị chiến lược, Quản trị doanh nghiệp số…;
  • Công nghệ thông tin ứng dụng: Tin học ứng dụng, Hệ thống thông tin quản lý, Xây dựng và triển khai ứng dụng thương mại điện tử, Chuyển đổi số trong kinh doanh…;
  • Toán ứng dụng: Phương pháp nghiên cứu khoa học, Các phương pháp định lượng trong kinh tế, Bigdata và ứng dụng…

Ngành Kinh tế số ra làm gì?

             Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế số là rất rộng mở. Cử nhân có thể làm các công việc sau:

  • Cán bộ, chuyên viên làm việc tại bộ phận của các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động hoặc liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế số, số hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp số hóa, tài chính số và kinh doanh số, làm việc trong doanh nghiệp số, triển khai các giải pháp số hóa doanh nghiệp.
  • Chuyên gia lập dự án và lập kế hoạch về chuyển đổi số, an toàn và bảo mật thông tin kinh tế tại các Bộ, Ngành, các ngân hàng, các công ty tài chính.
  • Chuyên gia tư vấn các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp và các tổ chức có nhu cầu.
  • Chuyên gia quản lý thương mại, quản lý hệ thống kinh doanh trực tuyến, quản lý kênh phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất, các tập đoàn kinh tế.
  • Chuyên gia hoặc quản lý các doanh nghiệp cung cấp giải pháp kinh doanh trên nền tảng số.
  • Chuyên gia quản trị website cho các tổ chức, doanh nghiệp.
  • Cán bộ nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu, Sở, Ban, Ngành
  • Giảng viên tại các trường đại học, học viện, cao đẳng.

Ngành Kinh tế số lương bao nhiêu?

Mức lương của ngành Kinh tế số tương đối cao. Tùy theo vị trí, kinh nghiệm, chất lượng công ty, khả năng ngoại ngữ, nhân sự nhận được mức lương khác nhau.

Thường sinh viên mới ra trường sẽ có mức lương từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy vào năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn từ 30 – 50 triệu đồng/ tháng.

Một số vị trí công việc trong ngành Kinh tế số tại Việt Nam có mức lương  trung bình như sau:

  • Chuyên viên Kinh doanh Kỹ thuật số, Chuyên viên Quảng cáo trực tuyến; Chuyên viên SEO,Chuyên viên Quản trị website: khoảng 8-15 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên Phân tích dữ liệu: khoảng 10-20 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên Điều hành Digital Marketing: khoảng 15-25 triệu đồng/tháng

Mã ngành Ngành Kinh tế số? Khối/tổ hợp xét tuyển?

Ngành Kinh tế số có mã ngành là 7310109.

Hiện nay xét tuyển vào ngành Kinh tế số có nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Nếu xét điểm thi tốt nghiệp hay học bạ, thường sử dụng các tổ hợp môn như:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  •  A01 (Toán, Lý, Anh)
  •  D01 (Toán, Văn, Anh)
  •  D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • C01(Toán, Văn, Lý)
  • C00 (Văn – Sử – Địa)

Ngành Kinh tế số học trường nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?

Ngành Kinh tế số học trường nào ở khu vực miền Bắc?

  • Học viện Chính sách và phát triển: 24,90-TN (năm 2023)
  • Trường ĐH Thủy Lợi: 24,49-TN (năm 2023)
  • Trường ĐH Đại Nam: 15-TN (năm 2023)
  • Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên (Nhóm ngành Marketing số, Quản trị kinh doanh số, Thương mại điện tử): 16-17,5 TN (năm 2023)
  • Trường Đại học Thương mại Hà Nội: 25,80-TN (Năm 2023)

Ngành Kinh tế số học trường nào ở khu vực miền Trung?

  • Trường ĐH Kinh tế Huế: 18-TN (Năm 2023)
  • Trường ĐH Kinh tế Nghệ An: 20-TN (năm 2023)

Ngành Kinh tế số học trường nào ở khu vực miền Nam?

  • Trường  Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM: Ngành mới 2024
  • Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM: Ngành mới 2024
  • Trường ĐH Nam Cần Thơ: 15-TN (năm 2023)
325x40
Nhận bài viết mỗi ngày