500x414

Nên học ngôn ngữ nào? Trung hay tiếng Nhật, Hàn?

Khi tìm học một ngôn ngữ châu Á nhiều người thường băn khoăn với câu hỏi nên chọn tiếng Trung hay tiếng Nhật, Hàn? Điều băn khoăn này các bạn hay chia sẻ với người xung quanh. Và những câu trả lời của các “chuyên gia” đôi khi cũng khiến bạn bối rối hơn, kiểu như “Người việt học tiếng gì dễ nhất”, hay “Nên tiếng Nhật vì quốc gia đó phát triển nhất” hay “Học tiếng Hàn đi, các doanh nghiệp Hàn tại Việt Nam đang rất cần nhân lực”…

Bài viết này sẽ cho bạn một đường dẫn để tự mình quyết định.

Chọn mục tiêu rồi tìm đường

Trong tác phẩm “Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên”, có một đoạn kể về cô bé Alice khi bị lạc vào xứ sở thần tiên, đã sợ hãi bỏ chạy, chạy mãi cho đến khi gặp một con mèo.

Alice hỏi con mèo: “Tớ đi đường nào bây giờ? Con mèo trả lời: Điều đó tùy thuộc vào việc cậu muốn đến đâu chứ? Alice đáp lại: Tớ thật sự chẳng quan tâm lắm về cái nơi mà mình muốn đến. Con mèo: Thế thì cậu cũng không cần quan tâm là nên đi đường nào! Một khi mà cậu đã không quan tâm đến cái nơi mà mình tới thì đi đường nào mà chẳng được!”

Không xác định định được mục tiêu thì con đường bạn chọn cũng khó có ý nghĩa. Vì thế, bạn cần xác định mục tiêu học thêm một ngôn ngữ để làm gì trước, rồi từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn ngôn ngữ để học.

Chẳng hạn bạn xác định rõ mình học vì công việc sau này, hay học vì đam mê muốn thêm nhiều kỹ năng khác, hay đơn giản học vì có một người mình yêu mến ở đất nước đó, yêu thích nền văn hoá đó… Mục tiêu sẽ cho ta động lực.

Tùy thuộc vào mục tiêu, bạn xem xét thêm các yếu tố như mức độ phổ biến của ngôn ngữ, cơ hội nghề nghiệp, chi phí liên quan… để có quyết định phù hợp nhất.

Quan tâm mức độ phổ biến trong sử dụng

Độ phổ biến của ngôn ngữ là lí do nhiều người chọn học. Bạn có thể cân nhắc thêm với những thông tin sau về mức độ phổ biến của tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn nhé.

Trong 3 quốc gia kể trên, Trung Quốc có dân số hơn 1 tỷ người chiếm đến 18,50% dân số thế giới. Theo thống kê mà Worldatlas đưa ra thì hiện nay có khoảng 1.2 tỷ người trên thế giới đang sử dụng tiếng Trung. Đồng thời tiếng Trung trở thành ngôn ngữ thứ 2 được nói nhiều nhất thế giới.

Nhật Bản có dân số hơn 126 triệu. Những năm gần đây sự bùng nổ về truyền thông về văn hóa Nhật Bản trên khắp thế giới cũng đã góp phần tăng số lượng người học tiếng Nhật với khoảng 140 triệu người đang sử dụng và học tập tiếng Nhật các các học viện trên khắp thế giới.

Hiện có khoảng từ 77 triệu đến 78,8 triệu người trên toàn thế giới đang sử dụng tiếng Hàn. Tiếng Hàn đứng ở khoảng vị trí từ thứ 12 đến 20 trên thế giới về số lượng người sử dụng. Nó là ngôn ngữ chính thức tại Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, đồng thời được bộ phận kiều bào của hai nước này sử dụng. Ngày càng có nhiều người nước ngoài muốn được học và thông thạo tiếng Hàn như một ngoại ngữ thứ hai.

Tìm hiểu về cơ hội việc làm

Đa số người khi muốn học ngôn ngữ thứ hai là hướng đến mục tiêu dễ có việc làm, thu nhập tốt và có môi trường làm việc tốt.

Mức độ thông dụng của ngôn ngữ toàn cầu là rất quan trọng khi lựa chọn tiếng thứ hai theo học, nhưng quan trọng hơn là khả năng sử dụng ngôn ngữ vào môi trường việc làm của người học ở chính đất nước mình, hoặc ở chính quốc gia có thứ tiếng mà họ muốn học.

Ở Việt Nam, cơ hội việc làm, giao thương và xuất khẩu lao động với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có thể đong đếm được dựa trên con số đầu tư FDI và chỉ số xuất khẩu lao động.

  • Nhật Bản đã có trên 3,400 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với tổng vốn đăng kí gần 44 tỉ USD, là đối tác đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, đã triển khai trên 19 ngành lĩnh vực như công nghiệp chế biến chế tạo với 1.568 dự án, kinh doanh bất động sản 58 dự án, sản xuất, phân phối, điện, khí , nước.. 14 dự án.
    • Số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam ngày một nhiều lên, kéo theo khách hàng là người Nhật tăng lên, vì thế họ cần tuyển dụng những nhân sự biết tiếng Nhật để có thể hỗ trợ họ trong nhiều công việc. Đặc biệt, XKLĐ Nhật Bản rất rộng cửa cho các thực tập sinh Việt Nam khi có nhiều chính sách ưu tiên đặc biệt.
  • Hàn Quốc đang là nhà đầu tư dẫn đầu tại Việt Nam. Bất chấp đại dịch Covid-19, đầu tư FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021, vẫn đang duy trì vị thế số 1 trong số các quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
    • Tổng số dự án Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam là khoảng 9.100 dự án và số vốn đầu tư lũy kế đạt 72 tỉ USD. Mặc dù đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong nửa đầu năm nay ước tính giảm 2.5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng riêng đầu tư Hàn Quốc lại tăng 43.6% so với cùng kỳ năm trước cho thấy dòng vốn đầu tư vẫn được giữ vững. Hàn Quốc cũng là nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam sang làm việc.
  • Theo số liệu nghiên cứu thị trường, tính đến hết tháng 11 năm 2020 Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 3 trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 2,1 tỷ USD. Luỹ kế đến tháng 11/2020, Trung Quốc đầu tư tổng cộng 18 tỷ USD vào Việt Nam với khoảng 3.087 dự án.
    • FDI của Trung Quốc có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành Việt Nam nhưng chủ yếu tập trung tại các tỉnh biên giới có khu kinh tế cửa khẩu, ven biển, các thành phố đông dân, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa hai nước.
    • Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu thị trường, số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam còn lớn hơn nhiều lần số liệu thống kê, lý do là các nhà đầu tư Trung Quốc và nguồn vốn đầu tư liên doanh liên kết, góp vốn (bằng tiền hoặc công nghệ, máy móc…) ở trong các doanh nghiệp Việt Nam trong đủ mọi lĩnh vực là rất nhiều.
    • Là nước có đường biên giới dài với Việt Nam, giao lưu văn hoá, thương mại giữa hai nước cũng rất thuận tiện.

Độ khó của ngôn ngữ và mức độ yêu thích

Khi quyết định chọn một ngôn ngữ để học, nhiều người cũng quan tâm vào độ khó của ngôn ngữ đó. Tuy nhiên nếu ngôn ngữ khó học mà độ yêu thích của bạn cao, thì cũng có thể hoá giải. Học ngôn ngữ nào cũng vậy, rất cần sự chăm chỉ rèn luyện.

Bảng chữ cái tiếng Hàn có tên Hangeul gồm 40 chữ cái với 21 nguyên âm và 19 phụ âm, phần lớn các chữ cái trong tiếng Hàn được tạo nên nhờ sự biến tấu của 3 nét cơ bản là “ㅇ”, “ㅡ” và “|”, cũng được coi là đơn giản. Phần luyện phát âm tiếng Hàn cũng đơn giản, chỉ cần nắm vững các quy tắc như nối âm, trọng âm hóa, biến âm, nhũ âm hóa, âm vòm hóa, giản lược, âm bật hơi hóa.

Tuy nhiên phần ngữ pháp tiếng Hàn gây nhiều khó khăn. Cấu trúc ngữ pháp hoàn toàn ngược lại so với tiếng Việt. Nếu trong tiếng Việt động từ nằm ở giữa câu thì trong tiếng Hàn động từ nằm ở cuối câu, dễ gây ra sự nhầm lẫn.

Trong khi bảng chữ cái tiếng Hàn đơn giản thì bảng chữ cái Trung Quốc có tới hàng chục nghìn ký tự khác nhau. Để học tốt tiếng Trung Quốc bạn cần khi nhớ ít nhất 2000 – 4000 ký tự trong tổng số 80.000 ký tự. Không dừng lại ở đó, mỗi từ lại mang rất nhiều nghĩa khi đặt trong các ngữ cảnh khác nhau.

Tiếng Trung bao gồm 2 hệ thống chữ viết khác nhau hoàn toàn là Phồn thể và Giản thể. Trong đó, tiếng Trung Phồn thể vô cùng khó viết, hiện được sử dụng phổ biến tại các thành phố như: Đài Loan, Hongkong, Macao. Tiếng Trung Giản thể có phần đơn giản hơn, được nhiều người lựa chọn và hiện đang được sử dụng tại Trung Quốc đại lục. Tuy vậy, tiếng Trung dễ hơn cho người Việt ở phần phiên âm tương đối giống với tiếng Việt, do từ mượn tiếng Trung của Việt Nam khá nhiều. Ngữ pháp tiếng Trung có sự tương đồng với ngữ pháp tiếng Việt nên việc học ngữ pháp sẽ có phần đơn giản.

Tiếng Nhật khó nhưng cũng không đến nỗi quá khó học khi hệ thống âm vị rất đơn giản, ngữ pháp cũng đơn giản hơn các tiếng phương Tây. Mỗi âm tiết tiếng Nhật được phát âm theo một cách duy nhất. Đặc biệt nếu bạn đã học tốt tiếng Anh thì bạn đã có thể biết được một lượng lớn từ vựng tiếng Nhật vì có hàng ngàn từ tiếng Nhật được mượn từ tiếng Anh. Nếu bạn biết tiếng Trung rồi thì yên tâm hơn vì 50% chữ viết tiếng Nhật là mượn của tiếng Trung.

Cân nhắc về chi phí học tập

Học phí và các chi phí khác cho học tập đối với từng thứ tiếng cũng có sự khác nhau, có thể cũng là một điểm cho bạn cân nhắc khi quyết định chọn lựa ngôn ngữ học.

Hiện nay, mức học phí các khóa học tiếng Trung hiện nay ở Việt Nam thường thấp hơn so với tiếng Nhật, Hàn. Một khóa học tiếng Trung thường có mức giá từ 2.500.000 – 3.000.000 đ. Trong khi khóa học tiếng Nhật phải từ trên 3.000.000 đ. Học phí tiếng Hàn cũng trên 3.000.000 đ/khoá.

Chi phí đi du học Trung Quốc rơi vào khoảng 11.000 USD/năm nhưng ở Nhật Bản sẽ phải tốn khoảng 30.000 USD/năm. Chi phí du học Hàn Quốc khoảng 11-15.000 USD/năm tuỳ trường.

Sự tương đồng về văn hoá cũng là một chỉ dấu

Đôi lúc, việc bạn lựa chọn học thêm một ngôn ngữ không hẳn chỉ vì những yếu tố thực dụng liên quan đến tài chính- việc làm, mà còn vì bạn yêu thích nền văn hoá-con người của nước đó.

Ai thích anime mà không muốn một lần đến Nhật Bản. Fan của Tam quốc diễn nghĩa, Hồng Lâu Mộng… thế nào mà từng chẳng mơ đến Thượng Hải, Bắc Kinh. Hay nhiều người chỉ mong được làm sao nói tiếng Hàn với những nam thần nữ thần điện ảnh Hàn Quốc xinh đẹp.

Nếu bạn yêu văn hoá của một quốc gia và cảm nhận được những sự tương đồng với đất nước mình, việc học tập ngôn ngữ sẽ thuận lợi hơn. Bởi chúng ta không thể làm chủ một ngôn ngữ nếu không nắm bắt được những nét đặc trưng của một nền văn hóa và ngược lại chúng ta không thể hiểu được sắc thái tinh tế và ý nghĩa sâu xa của một nền văn hóa nếu không hiểu rõ về ngôn ngữ.

Ngoại ngữ nào dễ học nhất

Ngôn ngữ dễ học nhất với người việt? Tiếng Anh. Có 5 ngôn ngữ dễ học nhất cho người Việt bao gồm tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật và tiếng Pháp. Trong đó Tiếng Anh là ngôn ngữ dễ học nhất.

Học tiếng trung có khó không

Tiếng Trung là một ngôn ngữ khó. Thuộc hàng khó nhất trong các ngôn ngữ trên thế giới.

325x40
Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác