Trong bối cảnh internet phủ sóng toàn cầu, nhu cầu cập nhập và truyền tải thông tin của con người vô cùng mạnh mẽ. Bên cạnh những tiện ích, hệ thống mạng cũng đi kèm với nhiều rủi ro liên quan đến vấn đề an toàn, bảo mật. Đảm bảo an toàn thông tin chuyển tải đến người dùng vì thế rất cấp thiết với các cơ quan chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp. Theo học ngành An toàn thông tin người học có khá nhiều cơ hội việc làm.
Ngành An toàn thông tin là gì?
An toàn thông tin là ngành đảm nhiệm vai trò bảo vệ hệ thống thông tin, dữ liệu tránh khỏi sự tấn công của các virus, mã độc, chống lại các hành động truy cập, sửa đổi, phát tán, phá hoại dữ liệu bất hợp pháp nhằm đảm bảo cho các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách chính xác và tin cậy.
Ngành An toàn thông tin học gì?
Theo học ngành An toàn thông tin, sinh viên sẽ được trang bị:
- Những kiến thức đại cương theo quy định
- Những kiến thức nền tảng về mạng máy tính, hệ thống thông tin.
- Những kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật mật mã, an toàn hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, an toàn các ứng dụng web và Internet, an toàn trong giao dịch và thương mại điện tử, các kỹ thuật tấn công và xâm nhập mạng, mô hình bảo vệ và các kỹ thuật phòng thủ chống tấn công đột nhập.
- Làm chủ được những công nghệ bảo mật phổ biến các kỹ thuật mã hóa, giải mã các thông điệp;
- Nắm được cách xây dựng một hệ thống mạng an toàn; cách thức phòng chống các cuộc tấn công từ chối dịch vụ; tìm hiểu cơ chế hoạt động của Virus, Worms, phần mềm độc hại để từ đó phát hiện và phòng tránh;
- Xây dựng được những chuẩn chính sách An toàn thông tin để bảo vệ hệ thống.
Ngành An toàn thông tin ra làm gì?
Sinh viên ngành An toàn thông tin sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng làm việc tại:
- Các đơn vị/bộ phận chuyên về Công nghệ thông tin và mạng cũng như các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng CNTT
- Các cơ quan chính phủ, các cơ quan thuộc các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, năng lượng điện, dầu khí, thương mại, giao thông vận tải…
Các vị trí công việc như sau:
- Chuyên viên bảo mật và hệ thống tại các ngân hàng, các trung tâm dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
- Chuyên viên phân tích và phòng chống mã độc.
- Chuyên viên phát triển phần mềm an toàn
- Chuyên viên mật mã
- Chuyên viên kiểm tra an ninh trên không gian mạng (pen-test)
- Cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về An toàn thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo
- Có thể học tiếp lên trình độ sau đại học ở trong nước và nước ngoài
Mức lương Ngành An toàn thông tin
- Chuyên viên mới ra trường mức lương khởi điểm từ 7-10 triệu/tháng
- Nhân sự có kinh nghiệm khoảng 2 năm: Từ 12-20 triệu/tháng
- Các vị trí quản lý, vận hành hệ thống an toàn thông tin (ATTT) có thể được trả mức lương từ 10.000-15.000 đô la Mỹ/ tháng
Ngành An toàn thông tin thi khối nào?
Theo Ngành An toàn thông tin có thể chọn học & thi các khối:
- Khối A: Toán – Lí – Hóa
- Khối A1: Toán – Lí – Anh
- Khối D: Toán – Văn – Anh
- Khối D90: Toán – Anh – KHTN
- Khối C1: Toán học- Vật Lý- Ngữ văn
Ngành An toàn thông tin học trường nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?
Các trường đào tạo Ngành An toàn thông tin khu vực miền Bắc
- Học viện Kỹ thuật mật mã: 24,9 (Năm 2020)
- Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên: 17 (năm 2020)
- Đại học FPT: Theo điểm tuyển riêng
- Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông: 26,25 (Năm 2020)
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội: 24,1 (năm 2020)
- Học viện An ninh: 23,46-28,03 tuỳ khối (năm 2020)
Các trường đào tạo Ngành An toàn thông tin khu vực miền Nam
- Đại học Công nghệ TP.HCM: 19 (năm 2020)
- Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TPHCM: 25,3-26.7 (Năm 2020)
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM: 15 (Năm 2020)
- Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông (phía Nam): 24,2 (năm 2020)
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng: 15 (năm 2020)
Bài viết liên quan: