500x414

Ngành Kỹ thuật Địa chất ra trường làm gì?

      Có phạm vi hoạt động rộng lớn, theo học ngành Kỹ thuật Địa chất, sinh viên không khó tìm việc làm, nhất là khi các lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng, bảo vệ môi trường…. ngày càng thu hút nhiều nhân lực.

Ngành Kỹ thuật địa chất là gì?

Kỹ thuật địa chất (tên tiếng Anh là Geological Engineering) là ngành kỹ thuật nghiên cứu nghiên cứu đa dạng các vấn đề về Trái đất, phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ tầng; tìm kiếm, thăm dò và khai thác hợp lý các tài nguyên thiên nhiên; khảo sát, thiết kế, xử lý nền móng các công trình xây dựng công nghiệp, dân dung, an ninh quốc phòng; nghiên cứu, xác định thành phần vật chất, đặc điểm địa hóa môi trường…; phòng chống giảm thiểu các tai biến do thiên nhiên, con người gây ra.

Ngành Kỹ thuật Địa chất học gì?

Theo Trường ĐH Mỏ Địa Chất, học ngành Kỹ thuật địa chất, sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên môn và các phần mềm hỗ trợ cho việc:

  • Nghiên cứu tìm kiếm và đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản;
  • Thiết kế, xử lý nền và móng, các công trình dân dụng và công nghiệp, thuỷ điện, thuỷ lợi;
  • Đánh giá tiềm năng trữ lượng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;
  • Nghiên cứu thành phần vật chất quặng, đánh giá chất lượng khoáng sản phục vụ phát triển các ngành kinh tế.

Về kỹ năng, sinh viên được trang bị đầy đủ các nhóm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

Kỹ năng cứng bao gồm:

  •  Kỹ năng thiết kế, tổ chức triển khai phương án thăm dò khoáng sản rắn, phương án khảo sát địa chất công trình cho các dạng công trình khác nhau;
  • Phương án điều tra đánh giá nước dưới đất phục vụ các mục đích như cấp nước, xây dựng công trình ngầm, công trình giao thông, thủy lợi, đánh giá khai thác nước khoáng, nước nóng;
  • Có kiến thức của nhà địa chất và công nghệ chế biến nguyên liệu khoáng, công nghệ sản xuất gốm sứ, thủy tinh, xi măng, vật liệu xây dựng và phụ gia khoáng.

Kỹ năng mềm bao gồm: 

  • Nắm được các chương trình tin học cơ bản và biết cách sử dụng một số phần mềm vẽ bản đồ trong lĩnh vực Địa chất, phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực Địa chất công trình – Địa kỹ thuật, Địa chất thủy văn – Địa chất công trình, Nguyên liệu khoáng;
  • Có trình độ tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh chuyên ngành;
  • Kỹ năng về giao tiếp và cách thức làm việc nhóm;
  • Kỹ năng thuyết trình vấn đề chuyên môn thông qua phương thức tổ chức giảng dạy các học phần đào tạo.

Ngành Kỹ thuật Địa chất tuyển khối nào?

Hiện nay tuyển sinh vào ngành Kỹ thuật Địa chất có đa dạng phương thức xét tuyển. Nếu xét theo tổ hợp môn học bạ hay điểm thi tốt nghiệp, các trường tuyển sinh theo các tổ hợp phổ biến sau:

Học Kỹ thuật địa chất ra làm gì?

Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật địa chất , người học có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau:

  •  Kỹ sư địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Các công ty tư vấn khảo sát, thiết kế, thi công và xử lý nền móng các công trình, các công ty cấp thoát nước, các liên đoàn quy hoạch tài nguyên nước, các công ty khảo sát Địa chất.
  •  Nghiên cứu viên tại các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam, các Viện, Trung Tâm nghiên cứu Địa chất, tài nguyên nước, Vật liệu xây dựng, Địa kỹ thuật, cơ học đất, xây dựng, giao thông, thủy lợi – thủy điện.
  •  Giảng viên giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có chuyên môn liên quan đến ngành nghề được đào tạo về Kỹ thuật địa chất.
  •  Nhà quản lý tại các Bộ, Ngành, Cục, Sở, Phòng, Ban liên quan các lĩnh vực địa chất, khoáng sản, tài nguyên môi trường, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoa học công nghệ,…
  • Giám đốc doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước có liên quan đến ngành nghề đào tạo Kỹ thuật địa chất, bao gồm các chuyên ngành Địa chất thăm dò, Địa chất thủy văn – Địa chất công trình, Địa chất công trình – Địa kỹ thuật, Nguyên liệu khoáng.
  • Kỹ sư thiết kế vật liệu kỹ thuật, khai thác nước, gia cố nền đất, xử lý địa chất động lực công trình, tại các liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước dưới đất.
  • Kỹ sư quản lý môi trường, đánh giá tác động môi trường, cải tạo môi trường địa chất, ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên dầu khí, khoáng sản rắn trong cơ quan quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ, tài nguyên môi trường, công ty khoáng sản, công ty dầu khí.

Các hướng nghiên cứu chuyên sâu của ngành Kỹ thuật Địa chất

Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật Địa chất học sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn các hướng nghiên cứu chuyên sâu khác nhau phù hợp với nguyện vọng của cá nhân và đáp ứng nhu cầu nhân sự của xã hội như:

  •  Địa chất thăm dò: Nghiên cứu địa chất phục vụ việc tìm kiếm, thăm dò và định hướng sử dụng hợp lý các tài nguyên khoáng sản tự nhiên.
  •  Địa chất thủy văn: Nghiên cứu địa chất để tìm kiếm, khai thác, xử lý các nguồn nước dưới lòng đất phục vụ cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp v.v…
  •  Địa chất công trình – địa kỹ thuật: Nghiên cứu địa chất phục vụ cho xây dựng các dạng công trình khác nhau, đề xuất và thiết kế giải pháp xử lý nền móng công trình.
  •  Nguyên liệu khoáng: Nghiên cứu thành phần vật chất quặng, đánh giá chất lượng khoáng sản phục vụ phát triển các ngành kinh tế.

Mức lương ngành Kỹ thuật Địa chất

Mức lương ngành Kỹ thuật Địa chất tuỳ thuộc vào vị trí việc làm, kinh nghiệm, năng lực và nơi làm việc của người lao động.

  • Với sinh viên mới ra trường , làm việc trong khối nhà nước, doanh nghiệp vừa nhỏ, mức lương ngành Kỹ thuật Địa chất từ 5-7.000.000đ/tháng
  • Kinh nghiệm 2-3 năm trở lên từ 10-12 triệu đồng/tháng trở lên
  • Làm việc trong các công ty đa quốc gia, có yếu tố nước ngoài mức lương cao hơn khoảng 30%-50%.
  • Với những kỹ sư địa chất làm việc trong môi trường độc hại, khó khăn còn được hưởng các phụ cấp ưu đãi.

Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật Địa chất? Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Địa chất?

Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM: 60,35 (năm 2022)

Đại học Khoa học tự nhiên- Đại học Quốc gia TPHCM: 17 (năm 2022)

Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: 15 (năm 2022)

Đại học Tài nguyên Môi trường TPHCM (Ngành Kỹ thuật trắc địa bản đồ): 20 (năm 2022)

Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (Kỹ thuật Trắc địa bản đồ): 15 (năm 2022)

Đại học Mỏ – Địa chất: 18 (năm 2022)

Đại học Khoa học – Đại học Huế (Kỹ thuật Trắc địa bản đồ): 15 (năm 2022)

325x40
Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác