500x414

Ngành Điện tử Viễn thông học trường nào 2024?

Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là  một trong những ngành mũi nhọn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cũng là ngành có nhu cầu nhân lực cao không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới. Theo học ngành này sinh viên rất rộng cơ hội việc làm.

Ngành Điện tử viễn thông là gì

Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là ngành ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại tạo nên các thiết bị truyền thông và các thiết bị điện tử: Tivi, điện thoại di động, máy tính, các mạch điều khiển, hệ thống nhúng, … nhằm xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu giúp cho việc trao đổi thông tin được thuận tiện hơn, xây dựng các hệ thống tự động giúp cho việc giao tiếp giữa người và máy thân thiện hơn, xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển các thiết bị…

Ngành Điện tử viễn thông học gì

Chương trình đào tạo Ngành Điện tử Viễn thông thường kéo dài khoảng 4 năm (với bằng cử nhân) khoảng 5 năm (tích hợp Cử nhân- Kỹ sư).

Sinh viên  sẽ được trang bị những kiến thức sau:

  • Hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực liên quan đến ngành điện tử viễn thông.
  • Nắm vững các phương pháp, công cụ để phân tích, thiết kế, phát triển, vận hành mạng, hệ thống và thiết bị viễn thông.
  •  Nắm vững kiến thức về cơ sở dữ liệu, thu thập và phân tích dữ liệu.Vận dụng tốt kiến thức về hệ thống thông tin và truyền thông, có khả năng tích hợp hệ thống.
  • Nắm vững các kiến thức, công cụ phù hợp để quản lý và ứng dụng công nghệ truyền thông vào các lĩnh vực thực tế, các ngành khác nhau.

Tùy theo chuyên ngành, người học sẽ được học những kiến thức sâu hơn.

Chuyên ngành Mạng và dịch vụ Internet

 Vận dụng tốt kiến thức để triển khai và phát triển sản phẩm, giải pháp cho các ứng dụng truyền thông trên các nền tảng mạng viễn thông, Internet.

 Vận dụng tốt kiến thức về lập trình, có khả năng phát triển các phần mềm ứng dụng trong viễn thông.

Chuyên ngành Thông tin vô tuyến và di động

 Vận dụng tốt kiến thức để triển khai và phát triển sản phẩm, giải pháp cho các ứng dụng truyền thông trên các nền tảng công nghệ vô tuyến, mạng di động.

 Vận dụng tốt kiến thức về lập trình, có khả năng phát triển các phần mềm ứng dụng di động.

Chuyên ngành Hệ thống IoT

 Vận dụng tốt kiến thức để triển khai và phát triển sản phẩm, giải pháp cho các ứng dụng truyền thông trên các nền tảng mạng Internet, hệ thống IoT.

Vận dụng tốt kiến thức về lập trình, có khả năng phát triển các phần mềm ứng dụng IoT.

Ngành Điện tử viễn thông ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Điện tử viễn thông có thể làm các vị trí công việc sau:

  •  Kỹ sư tư vấn, thiết kế trong hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực điện tử viễn thông và công nghệ thông tin;
  •  Kỹ sư vận hành, giám sát trong các doanh nghiệp sở hữu và khai thác hạ tầng truyền thông;
  •  Kỹ sư phát triển ứng dụng trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet, các tổ chức và doanh nghiệp ứng dụng hệ thống mạng và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin;
  •  Chuyên gia kỹ thuật trong các doanh nghiệp triển khai hệ thống ICT trong điều hành sản xuất, kinh doanh;
  •  Các vị trí quản lý, điều hành đòi hỏi hiểu biết về lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin trong các tổ chức, cơ quan nhà nước;
  •  Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, trường đại học…

Lương Ngành Điện tử Viễn thông?

Mức lương của một lý sư điện tử viễn thông sẽ có sự khác nhau tùy vào trình độ chuyên môn, năng lực và quy mô doanh nghiệp hoặc tính chất của công việc.

Thông thường, mức lương nằm trong các khoảng sau:

  • Kỹ sư điện tử viễn thông mới ra trường có mức lương khởi điểm giao động từ 8 triệu đến 12 triệu/tháng.
  • Đối với những người có kinh nghiệm  từ 2 năm trở lên mức lương từ 12 triệu đến 20 triệu/tháng.
  • Các vị trí quản lý, làm việc trong công ty đa quốc gia, mức lương có thể từ 30-50 triệu/tháng hoặc cao hơn.

Ngành Điện tử Viễn thông thi khối nào?

Ngành Điện tử Viễn thông thường được các trường xét tuyển với tên ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông hay ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

Hiện có nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau để xét tuyển vào ngành này.

 Nếu xét theo điểm học bạ hay điểm thi tốt nghiệp, ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • C02 (Ngữ văn, Hóa học, Sinh học)
  • C04 (Toán, Ngữ văn, Địa lý)
  • D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

Ngành Điện tử Viễn thông học trường nào? Điểm chuẩn?

Ngành Điện tử viễn thông học trường nào ở khu vực miền Bắc

  • Đại học Bách khoa Hà Nội: 26,8 (năm 2021),24,50 (năm 2022)
  • Học viện Kỹ thuật mật mã:25,5 (năm 2021); 25,10 (năm 2022)
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Bắc): 25,65 (năm 2021); 25,60 (năm 2022)
  • Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc): 24,35 (năm 2021); 24,10 (năm 2022)
  • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội: 26,55 (năm 2021); 23 (năm 2022)
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội: 24,25 (năm 2021); 23,05 (năm 2022)
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp: 16,75 (năm 2021); 21,8 (năm 2022)
  • Đại học Mở Hà Nội: 21,65 (năm 2021); 22,5 (năm 2022)
  • Đại học Điện lực: 21,5 (năm 2021); 23,5 (năm 2022)
  • Đại học Hàng hải: 23 (năm 2021); 23 (năm 2022)
  • Đại học Sao Đỏ: 16 (năm 2021); 16 (năm 2022)
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên: 16 (năm 2021); 16 (năm 2022)
  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải: 23  (năm 2021); 23,8 (năm 2022)

Ngành Điện tử viễn thông học trường nào ở khu vực miền Trung

  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng: 21,5-25,25 (năm 2021); 23,5 (năm 2022)
  • Đại học Quy Nhơn: 15 (năm 2021); 15 (năm 2022)
  • Đại học Vinh: 18 (năm 2021); 17 (năm 2022)
  • Đại học Khoa học – Đại học Huế: 15,25 (năm 2021); 15 (năm 2022)

Ngành Điện tử viễn thông học trường nào ở khu vực miền Nam

  • Đại học Tôn Đức Thắng: 31-CT tiêu chuẩn (năm 2021); 29,5 (năm 2022)
  • Đại học Cần Thơ: 23 (năm 2021); 23,4 (năm 2022)
  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM: 23,6 (năm 2021); 19 (Năm 2022)
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM: 25,6 (năm 2021); 60 (Phương thức kết hợp 2022)
  • Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH: 19 (năm 2021); 17 (năm 2022)
  • Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông (phía Nam): 22,7 (năm 2021); 21 (năm 2022)
  • Đại học Sài Gòn: 23 (năm 2021); 21,55-22,55 (năm 2022)
  • Đại học Giao thông Vận tải ( Cơ sở Phía Nam): 21.95 (năm 2021); 21,1 (năm 2022)
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: 23-26 (năm 2021); 22,25-23,75 (năm 2022)
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM: 21 (năm 2021); 19 (Năm 2022)
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn: 15 (năm 2021); 18 (năm 2022)
  • Học viện Hàng không Việt Nam: 18 (năm 2021); 17 (năm 2022)
  • Đại học Văn Hiến: 16,05 (năm 2021); 15 (năm 2022)
325x40
Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác