500x414 Optimize

Ngành Chính sách công ra trường làm gì?

         Nhu cầu hoạch định, thực thi, phân tích và đánh giá chính sách diễn ra thường xuyên, liên tục, đòi hỏi nguồn nhân lực về cán bộ, công chức, viên chức trong khu vực công và tư là rất lớn. Trong bối cảnh đó, chính sách công đang bắt đầu trở thành một ngành khoa học được một số cơ sở giáo dục – đào tạo quan tâm nghiên cứu và giảng dạy. Nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về Chính sách công đang là một yêu cầu cấp thiết đối với quá trình phát triển xã hội.

Ngành Chính sách công là gì?

Chính sách công là một lĩnh vực khoa học xã hội, dựa trên những nguyên tắc kinh tế học, chính trị học, xã hội học, luật học và những chuyên ngành khác.

Tuy nhiên, không giống với những ngành khoa học khác, Chính sách công hoạt động nghiên cứu trên cơ sở định hướng ứng dụng và đề ra những giải pháp cụ thể cho những vấn đề kinh tế – xã hội đang diễn ra trên thực tế.

 Việc nghiên cứu chính sách công nhằm vận dụng lý thuyết và những bằng chứng thực tế để hoạch định, thực thi, phân tích và đánh giá những chính sách. Từ đó giúp cải thiện đời sống của nhân dân, cải thiện tình hình phát triển của cơ quan, đơn vị và các tổ chức công tư.

Ngành Chính sách công học gì?

Theo học chuyên ngành Chính sách công, người học sẽ được trang bị:

  • Những kiến thức cơ bản, hệ thống về chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống đường lối, quan điểm của Đảng cũng như những chính sách và phát luật của Nhà nước.
  • Được trang bị những kiến thức tổng hợp về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học chính trị và hoạch định, phân tích, thẩm định chính sách công. Đặc biệt, được nắm vững những kiến thức cơ bản và phương pháp nghiên cứu khoa học Chính sách công.
  • Về mặt kỹ năng, người học sẽ có những năng lực như hiểu rõ các bước trong quy trình, các nhân tố tác động đến quá trình chính sách công, có khả năng phân tích vai trò của các chủ thể chính sách công cũng như sử dụng những công cụ chính sách trong quản lý xã hội, nhất là quản lý kinh tế, quản lý nhà nước.
  • Người học cũng được tạo điều kiện để phát triển kỹ năng tư duy, kỹ năng phân tích chính trị, phân tích chi phí – lợi ích trong quá trình chính sách công. Ngoài ra, còn có khả năng đề xuất sáng kiến trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan Đảng và Nhà nước cũng như nghiên cứu và giảng dạy khoa Chính sách công.

Ngành Chính sách công ra trường làm gì?

Tốt nghiệp chuyên ngành Chính sách công, người học có thể tham gia nhiều vị trí việc làm cả ở khối công và tư. Cụ thể:

  • Cán bộ tham mưu, tư vấn chính sách tại các tổ chức, cơ quan thuộc hệ thống chính trị nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
  • Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu về chính trị, chính sách, phân tích chính sách.
  • Giảng viên dạy tại các trường đại học có chuyên ngành Chính sách công. 
  • Chuyên viên, nhân viên chính sách tại các doanh nghiệp; các tổ chức kinh tế – xã hội.
  • Làm công việc liên quan báo chí, truyền thông nếu có đủ năng lực nghiệp vụ báo chí. 

Ngành Chính sách công học trường nào?

Hiện đào tạo chuyên ngành Chính sách công tập trung nhiều ở cao học. Bậc đại học tuyển sinh chuyên ngành này thường nằm trong các ngành học như Chính trị học, Luật…

Sau đây là một số trường ĐH đào tạo chuyên ngành Chính sách công.

  • Học viện Báo chí tuyên truyền- Thuộc Ngành Chính trị học- Tuyển sinh khối A16; C15; D01; R22: Điểm chuẩn 23 (năm 2021)
  • Đại học Nội vụ: Thuộc Ngành Chính trị học- Tuyển sinh khối D1, C00, C14, C20. Điểm chuẩn 15,5-18,5 (năm 2021)
  • Đại học Kinh tế Luật (ĐHQG TPHCM): Chuyên ngành Luật và chính sách công –Ngành Luật (Ngành mới tuyển sinh 2022)
  • Ngành chính sách công Fulbright
325x40
Nhận bài viết mỗi ngày