500x414

Học Địa lý để làm gì? Học giỏi môn Địa lý làm nghề gì?

Địa lý là môn học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Thế nhưng khi hỏi “Học Địa lý để làm gì”, nhiều người lại  không nắm rõ. Đặc biệt, ít thí sinh biết được học giỏi môn Địa lý có thể hướng nghiệp theo những nghề gì.

Địa lý học là gì?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái đất.

Địa lý học chia thành hai lĩnh vực khác nhau đó là lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lý kinh tế – xã hội) và lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lý tự nhiên). 

Học Địa lý để làm gì?

Học Địa lý giúp bạn những vấn đề sau:

  • Biết những địa điểm có tên trên bản đồ
  • Hiểu về  con người, văn hóa, lịch sử của từng vùng miền;
  • Hiểu biết về  các  hiện tượng tự nhiên, tác động về thiên tai đến cuộc sống con người;
  • Hiểu cách đối xử của nhân loại đối với tự nhiên đã làm thay đổi bề mặt địa lý, hoàn cảnh xã hội và điều kiện kinh tế như thế nào.
  • Hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu, cũng như vai trò của từng địa phương đối với phần còn lại của thế giới.
  • Mối quan hệ giữa con người và môi trường
  • Cách sử dụng bản đồ thế giới, vẽ và phân tích biểu đồ dân số…

Vai trò của địa lý trong học tập là hiểu các mối liên hệ giữa những sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của chung của trái đất nói chung, và của cá nhân người học nói riêng.

Học Địa lý ở các nước ra sao?

Ở Việt Nam, giáo dục địa lí được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu học và THCS, nội dung giáo dục địa lí nằm trong môn Lịch sử và Địa lí; ở THPT, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Môn Địa lí giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.

Ở Pháp, chương trình dạy địa lý ở Pháp xây dựng xuyên suốt từ tiểu học đến THPT đi từ những khái niệm cơ bản đến phát triển tư duy về địa chính trị, từ đó phát triển và củng cố tư duy logic.

Cấp THCS, HS được dạy về đất đai, sự phân bổ dân cư theo vùng miền, phát triển bền vững, sống như thế nào để hòa hợp thiên nhiên, mối quan hệ giữa con người và các nguồn tài nguyên. Các lớp cuối cấp đề cập những vấn đề rộng như lãnh thổ trong thời đại toàn cầu hóa, những vấn đề liên quan đến toàn cầu hóa…

Chương trình THPT xoáy sâu vào sự phát triển bền vững, vai trò của các vùng miền đối với sự sống của con người, tầm quan trọng của nước, vai trò của năng lượng, các vùng biển và những khu vực đối mặt với thảm họa thiên nhiên, địa chính trị. Đến năm cuối cấp THPT, nội dung khai thác các khía cạnh phức tạp của toàn cầu hóa và địa chính trị, ảnh hưởng của các cường quốc…

Ở  Anh, môn địa lý trong chương trình phổ thông là cung cấp cho HS các cơ hội hiểu thêm về thế giới, những thách thức mà thế giới phải đối mặt. Nội dung từng khối lớp hướng HS tìm hiểu về các quá trình thay đổi của địa lý, làm sáng tỏ những tác động và sự thay đổi trong mối quan hệ giữa con người và môi trường… Môn học này còn giúp HS phát triển nhiều kỹ năng như điều tra và phương pháp tiếp cận nghiên cứu thực địa, sử dụng bản đồ và hệ thống thông tin (GIS), trở thành những công dân toàn cầu, có hiểu biết và quan tâm về môi trường.

Hoc Dia Ly
Hoc Dia Ly

Cách học giỏi Địa lý?

Môn Địa lý thực sự không khó nhưng vì lượng kiến thức lớn cũng như trải đều ở nhiều nội dung nên gây khó khăn cho học sinh trong việc ôn luyện.

Sau đây là những cách giúp học giỏi Địa lý:

  • Bỏ thói quen cầm sách học thuộc bằng việc ghi chép lại. Ghi lại các nội dung lý thuyết, kiến thức bắt buộc phải nhớ vào sổ, hãy cố gắng ghi lại thật ngắn gọn, rõ ràng, sạch đẹp..
  • Nên hệ thống lại phần kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ tư duy. Đọc và tìm các ý chính, gạch chân, xác định từ khóa và phát triển ý trên sơ đồ.
  • Việc liên tưởng sẽ giúp kiến thức trở nên sinh động dễ nhớ hơn.  Ví dụ, học đến phần “Địa lý các vùng kinh tế”, có thể liên tưởng đến thực tế. Ở đó có những biểu hiện đặc trưng gì giống với thông tin trong bài học?
  • So sánh sự giống và khác nhau để nhớ được nhiều kiến thức cùng lúc.
  • Thường học sinh hay  bị nhầm lẫn giữa các mốc thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện… Để tránh nhầm lẫn, nên phân bài học của mình ra từng phần. Một bài học dài sẽ rất khó nhớ, nhưng khi chia thành các phần nhỏ thì sẽ nhớ nhanh hơn
  • Nên tạo thành một nhóm khoảng 3-4 bạn để cùng nhau học tập để có thể giúp đỡ bổ sung những phần kiến thức bạn mình còn thiếu hay chưa hiểu
  • Làm các bài thi trắc nghiệm cũng giúp thí sinh đánh giá được lượng kiến thức của mình. Hiện có nhiều trang web có những bài kiểm tra trác nghiệm môn Địa lý, hãy tranh thủ nó.

Những ngành nghề nào liên quan đến môn Địa lý?

 Những ngành nghề nào có liên quan đến kiến thức môn Địa lý có thể kể:

  • Các hoạt động của ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thiết kế quy hoạch các công trình nông nghiệp, quản lý đất đai và bảo vệ môi trường. 
  • Tham gia hoạt động vào các ngành thương mại, tài chính, dịch vụ, đặc biệt là trong ngành du lịch.
  • Một số ngành nghề khác: kĩ sư trắc địa, bản đồ, địa chất điều tra thăm dò tài nguyên thiên nhiên, hay những nhà nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, xã hội, quản lý đô thị, quản lí xã hội,…

Học giỏi môn Địa lý làm nghề gì?

Ứng dụng của địa lý trong đời sống rất rộng rãi, liên quan đến nhiều ngành nghề như kể trên. Vì thế, đam mê và học giỏi môn Địa lý, học sinh có thể hướng nghiệp theo rất nhiều nghề khác nhau.

Sau đây là những công việc dành cho người giỏi Địa lý:

  • Giáo viên, giảng viên dạy môn Địa lý trong các trường phổ thông, đại học, cao đẳng…
  • Nghiên cứu Địa lý và các vấn đề địa lý kinh tế; 
  •  Làm việc trong các tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan phụ trách các vấn đề kinh tế, dân số, phát triển xã hội, cơ quan đo đạc bản đồ, tài nguyên môi trường; 
  • Làm việc cho các công ty du lịch, các đơn vị tư vấn phát triển, công nghệ viễn thám, địa chất…;
325x40
Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác