Xã hội ngày một phát triển, các vấn đề xã hội ngày càng nảy sinh. Nhu cầu về cung cấp dịch vụ xã hội trợ giúp người yếu thế; trợ giúp các nhóm cần thay đổi hành vi; trợ giúp những người cần trợ giúp chính sách pháp lý; và các nhóm cần can thiệp và trị liệu hành vi… càng trở nên cấp thiết. Thực tế này đang đòi hỏi nhu cầu nhân lực ngày càng lớn về Công tác xã hội.
Ngành Công tác xã hội là gì?
Ngành Công tác xã hội có mục tiêu chung là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức rộng về các vấn đề xã hội, có các kĩ năng can thiệp, giải quyết các vấn đề xã hội ở cấp độ cá nhân, nhóm, cộng đồng và toàn xã hội. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có năng lực tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.
Ngành Công tác xã hội có dễ xin việc?
Theo khung quốc tế trung bình cần 1 nhân viên công tác xã hội/1.000 dân. Theo thống kê của Bộ LĐTBXH, Việt Nam có gần 30% dân số thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có gần 5 triệu trẻ em thuộc đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt. Ước cần khoảng 300.000 nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp.
Kết quả điều tra về nhu cầu đào tạo của cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên ngành này tại TPHCM (được tiến hành trên 4.170 người) cho thấy: Chỉ có 1.037 người (chiếm 24,86%) được đào tạo dài hạn về chuyên môn nghiệp vụ nghề Công tác xã hội, 2.425 người có nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ dài hạn về nghề này trong tương lai.
Tuy nhiên cả nước mới có khoảng 70.000 nhân viên Công tác xã hội cả đào tạo và chưa đào tạo, như vậy nhân lực ngành Công tác xã hội mới đáp ứng được 1/4 nhu cầu đặc biệt là nhân lực cấp xã, cấp cơ sở.
Ngành Công tác xã hội học gì?
Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội giúp sinh viên
- Có hệ thống kiến thức nền tảng về thế giới quan, phương pháp luận khoa học
- Có hệ thống kiến thức về Pháp luật Việt Nam về các vấn đề xã hội
- Có hệ thống kiến thức về y học cơ bản phục vụ thực hành nghề công tác xã hội
- Có hệ thống kiến thức về phục hồi chức năng
- Có hệ thống kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học
- Có hệ thống kiến thức về lý thuyết tâm lý, xã hội và hành vi của con người
- Có hệ thống kiến thức về ngành CTXH
- Có kiến thức dinh dưỡng cơ bản phục vụ công tác tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng…
Các môn học chuyên ngành: Lí thuyết công tác xã hội, Phương pháp nghiên cứu công tác xã hội, Công tác xã hội với cá nhân, Công tác xã hội với nhóm, Tham vấn trong công tác xã hội, Công tác xã hội với nhóm ma túy, mại dâm và HIV, Công tác xã hội với người khuyết tật, An sinh xã hội…
Công tác xã hội làm nghề gì?
Công tác xã hội làm nghề gì là câu hỏi nhiều thí sinh thường đặt ra.
Sau khi tốt nghiệp, tùy thuộc vào vị trí công tác, sinh viên ngành Công tác xã hội có thể làm các nghề như :
- Giảng viên
- Nghiên cứu viên
- Công chức
- Nhân viên xã hội
- Công tác xã hội viên…
Học ngành Công tác xã hội trình độ đại học có thể làm việc tại các đơn vị:
- Cung ứng dịch vụ công tác xã hội tại các đơn vị thuộc hệ thống công đoàn từ Trung ương đến địa phương.
- Các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương.
- Các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng khác nhau thuộc các lĩnh vực như y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội…
- Có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội.
- Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo có liên quan đến công tác xã hội
Ngành Công tác xã hội thi khối nào?
Hiện các trường có nhiều phương thức xét tuyển. Nếu xét theo điểm thi THPT hay tổ hợp môn học bạ, Ngành Công tác xã hội xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán, Lý, Hoá
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- C00: Văn, Sử, Địa
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
- D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
- D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
- D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
- D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đứ
- D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
- D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật
- D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
- D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung
- C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
- C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
- C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
- D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
- D41: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Đức
- D42: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nga
- D43: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nhật
- D44: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Pháp
Ngành Công tác xã hội học trường nào? Lấy bao nhiêu điểm?
Khu vực miền Bắc
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội: 21-25,4 (năm 2021), Từ 23-27,75 tuỳ khối (năm 2022)
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền: 24-25 (năm 2021)
- Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở Hà Nội): 15,5 (năm 2021); 22,75 (năm 2022)
- Đại học Công đoàn: 19,7 (năm 2021); 19 (năm 2022)
- Học viện Phụ nữ Việt Nam: 15 (năm 2021); 15 (năm 2022)
- Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên: 15 (năm 2020); 15 (Năm 2022)
- Đại học Y tế Công cộng: 15 (năm 2021), 15,15 (Năm 2022)
- Đại học Tân Trào: 15 (năm 2021); 15 (Năm 2022)
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam: 16 (nằm 2021); 15 (Năm 2022)
- Đại học Thủ đô Hà Nội: 25,75 (năm 2021); 29,88 (năm 2022)
- Đại học Lâm nghiệp ( Cơ sở 1 ): 15 (năm 2021); 15 (năm 2022)
Khu vực miền Trung
- Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng: 15,25 (năm 2021); 20,75 (năm 2022)
- Đại học Khoa học – Đại học Huế: 15 (năm 2021); 15,5 (năm 2022)
- Đại học Quy Nhơn: 15 (năm 2021); 15 (năm 2022)
- Đại học Văn hóa, Thể thao Và Du lịch Thanh hóa: 15 (năm 2021); 16,5 (năm 2022)
Khu vực miền Nam
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM: 24-24,3 (năm 2021); 21,75-22,6 (năm 2022)
- Đại học Tôn Đức Thắng: 29,5 (năm 2021); 25,3 (năm 2022)
- Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở phía Nam): 19,5 (năm 2021); 21 (năm 2022)
- Đại học Thủ Dầu Một: 15 (năm 2021); 15,5 (năm 2022)
- Đại học Sư Phạm TP.HCM: 22,5 (năm 2021); 20,4 (năm 2022)
- Học viện Cán bộ TP.HCM: 23,3 (năm 2021; 17,25 (năm 2022)
- Đại học Trà Vinh: 15 (năm 2021); 15 (năm 2022)
- Đại học Cửu Long: 15 (năm 2021); 15 (năm 2022)
- Đại học Mở TP.HCM; 18,8 (năm 2021; 20 (năm 2022)
Bài viết liên quan: