500x414 Optimize

Ngành Kinh tế quốc tế học trường nào?

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Kinh tế quốc tế là rất lớn, vì vậy, cơ hội việc làm của sinh viên ngành  này luôn rộng mở. Ngành Kinh tế quốc tế hiện đang là một trong những ngành học “hot” ở nước ta, điểm chuẩn luôn nằm hàng tốp đầu khối ngành kinh tế.

Kinh doanh quốc tế là gì?

Kinh doanh quốc tế (International Business) là toàn bộ các hoạt động giao dịch kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế. Đây là một công việc giao dịch giữa nước này với nước khác, quốc gia này với quốc gia khác, là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh.

Theo học ngành này, sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay và đặc điểm phát triển kinh tế trong xu hướng toàn cầu hóa.

Ngành Kinh tế quốc tế là gì?

Trong khi đó, Kinh tế quốc tế (International Economics) là một bộ môn khoa học, một chuyên ngành của kinh tế học đi sâu vào nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Phạm vi của Kinh tế quốc tế rất rộng, tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng là thương mại quốc tế và tài chính quốc tế. Ngành Kinh tế quốc tế có vai trò lớn về mặt lý thuyết, thực nghiệm và mô tả.

Các trường đào tạo ngành kinh tế quốc tế

Hiện nay, các trường chuyên ngành về kinh tế đều có đào tạo ngành Kinh tế quốc tế hoặc ngành hẹp của ngành là Kinh doanh quốc tế. Có thể kể  như:

  1. ĐH Ngoại thương (cơ sở Hà Nội, TPHCM)
  2. ĐH Kinh tế (ĐH QG Hà Nội)
  3. ĐH Kinh tế quốc dân
  4. ĐH Kinh tế Luật- ĐH QG TPHCM
  5. ĐH Kinh tế TPHCM
  6. ĐH Ngân hàng TPHCM
  7. ĐH Kinh tế Đà Nẵng
  8. ĐH Kinh tế Huế…

Ngoài ra, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội, các trường đại học tư thục đa ngành khác cũng mở ngành Kinh tế quốc tế hay ngành hẹp Kinh doanh  quốc tế. Có thể kể như: ĐH Công nghệ TPHCM, ĐH Hoa Sen, ĐH Văn Hiến…

Trường ĐH Ngoại thương, nơi đào tạo có thương hiệu hàng đầu nhóm ngành Kinh doanh quốc tế

Điểm chuẩn ngành Kinh tế quốc tế

Tuyển sinh vào ngành Kinh tế quốc tế (hoặc ngành hẹp Kinh doanh quốc tế) thường xét tổ hợp A0, A 1 D1, D7, D10…

Trong các năm gần đây, điểm chuẩn đầu vào (tính theo điểm thi tốt nghiệp THPT) của ngành Kinh tế quốc tế  hoặc Kinh doanh quốc tế (ngành hẹp) luôn ở hạng đầu bảng ở các trường.

Đơn cử năm 2020:

Tên trườngĐiểm
ĐH Ngoại thương (cơ sở Hà Nội)28
ĐH Ngoại thương (cơ sở TPHCM)28,15
ĐH Kinh tế quốc dân (NEU)27,75
ĐH Kinh tế- ĐHQG Hà Nội34,50 / 40 (Tiếng Anh x2, Tiêu chí phụ Toán  bằng hoặc trên 8.6)
ĐH Kinh tế Luật- ĐH QG TPHCH (UEL) 27,45 (Đại trà); 27,20 (Chất lượng cao)
ĐH Kinh tế TPHCM (ngành Kinh doanh quốc tế)27,5
ĐH Kinh tế Đà Nẵng (ngành Kinh doanh quốc tế)26,75
ĐH Tài chính Marketing (ngành Kinh doanh quốc tế)25,8
ĐH Ngân hàng TPHCM25,54
ĐH Kinh tế Tài chính (ngành Kinh doanh quốc tế)23
ĐH Công nghệ TPHCM – IUH (ngành Kinh doanh quốc tế)20
ĐH Hoa Sen (ngành Kinh doanh quốc tế)17
ĐH Văn Hiến (ngành Kinh doanh quốc tế)15,05
ĐH Kinh tế Huế15

Ngành Kinh tế quốc tế học gì?

Theo Trường ĐH Kinh tế- ĐHQG Hà Nội, Kinh tế quốc tế (tiếng Anh là International Economics) là một chuyên ngành của kinh tế học, nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu.

Kiến thức nền tảng về kinh tế quốc tế

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế đào tạo cho sinh viên những kiến thức nền tảng về kinh tế quốc tế:

  • Thương mại quốc tế
  • Đầu tư quốc tế
  • Tài chính quốc tế
  • Kinh doanh quốc tế: các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế của tại Việt Nam…

Thông qua đó, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế sẽ có đủ nền tảng kiến thức để phân tích và xây dựng chính sách thương mại quốc tế và hội nhập nền kinh tế quốc tế, kinh doanh xuất nhập khẩu, luật thương mại quốc tế…

Kiến thức chuyên sâu

Bên cạnh đó, với khối kiến thức chuyên sâu, sinh viên sẽ được học các học phần kiến thức mang đậm tính thực tiễn như:

  • Giao dịch ký kết hợp đồng thương mại quốc tế
  • Quản trị chuỗi cung ứng và phát triển logistics toàn cầu
  • Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất – nhập khẩu
  • Nghiên cứu thị trường, đàm phán trong kinh doanh quốc tế
  • Thanh toán quốc tế
  • Marketing quốc tế
  • Thương mại điện tử…

Thông qua đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tự mình thực hiện các nghiệp vụ như lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch xuất nhập khẩu; quản lý và điều hành các công việc về hợp đồng xuất nhập khẩu; các công việc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu như giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, vận tải, bảo hiểm, hải quan, kiểm định hàng hóa, nghiên cứu thị trường, dự báo thị trường quốc tế, xây dựng chương trình truyền thông và hệ thống phân phối quốc tế…

nhân viên xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là lĩnh vực cần nhân sự ngành Kinh tế quốc tế

Tốt nghiệp Kinh tế quốc tế làm việc gì, ở đâu?

Sinh viên ngành Kinh tế quốc tế  hay chuyên ngành hẹp Kinh doanh quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các đơn vị:

  • Bộ Công thương, bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan xúc tiến thương mại và các bộ, ngành có liên quan
  •  Các văn phòng quản lý đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế và xã hội
  •  Các trường đại học, các viện nghiên cứu kinh tế
  •  Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty vận tải và giao nhận quốc tế, các công ty logistics
  • Bộ phận thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại và các công ty đa quốc gia…

Nhiều vị trí công việc chờ nhân sự ngành Kinh tế quốc tế có thể kể như:

  • Chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách trong lĩnh vực thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài
  • Chuyên viên phân tích và tư vấn các dự án quốc tế các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc (UN), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức lao động quốc tế (ILO)…hay các tổ chức phi chính phủ (iNGOs).
  • Nhân viên kinh doanh quốc tế
  • Nhân viên xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên marketing quốc tế
  • Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng
  • Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế
  • Chuyên viên xúc tiến thương mại
  • Giảng viên và nghiên cứu viên tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế.

Mức lương ngành Kinh doanh quốc tế bao nhiêu?

Sinh viên ngành Kinh tế quốc tế khi mới ra trường và làm việc trong các doanh nghiệp có mức lương cơ bản trung bình là 7-8 triệu đồng/ tháng

Đối với các lĩnh vực như kinh tế đầu tư thì mức lương trung bình có thể được giao động từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng/ tháng

Nhân sự có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm, có năng lực tốt,  mức lương khoảng 20 triệu – 30 triệu đồng/tháng.

Nếu làm việc tại công ty đa quốc gia, công ty nước ngoài trong lĩnh vực quốc tế, ở vị trí quản lý thì mức lương cao và hấp dẫn hơn nữa.

YouTube video
325x40
Nhận bài viết mỗi ngày