Ngành Kỹ thuật môi trường nên học trường nào?

 Quy hoạch nhân lực của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hướng đến năm 2025, Công nghệ kỹ thuật môi trường (CNKTMT) sẽ là 1 trong 8 nhóm ngành thu hút nhiều lao động nhất, đặc biệt đối với 2 thành phố lớn: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, cần tối thiểu là khoảng 10.800 người/năm.

Ngành Kỹ thuật môi trường là gì?

Kỹ thuật môi trường (hay Công nghệ Kỹ thuật môi trường) là ngành học về các kỹ thuật kiểm soát và công cụ quản lý môi trường; công nghệ ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông qua các biện pháp lý –  hóa – sinh học. Các giải pháp quản lý góp phần bảo vệ môi trường sống và phục vụ sự phát triển bền vững.

Ngành Kỹ thuật môi trường học gì?

Theo học ngành Kỹ thuật môi trường, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành về:

  • Công nghệ môi trường và quản lý môi trường;
  • Phương pháp đánh giá ô nhiễm môi trường và các công cụ để kiểm soát chúng, kỹ thuật tái sử dụng, tái chế và xử lý ô nhiễm.
  • Những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như khả năng thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn;
  • Có khả năng nhận dạng, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra, dự báo những vấn đề có khả năng xảy ra.
Các môn học chuyên ngành tiêu biểu:
Kỹ thuật xử lý nước cấp
Kỹ thuật xử lý nước thải 
Kỹ thuật xử lý khí thải  
Quản lý và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
 Ô nhiễm đất và kỹ thuật xử lý 
Thiết kế, chế tạo thiết bị môi trường
 Thiết kế hệ thống xử lý chất thải  Autocad trong kỹ thuật môi trường…

Ngành Kỹ thuật môi trường

Hiện nay tại tất cả các công ty, nhà máy sản xuất chuyên nghiệp hầu như đều cần kỹ sư môi trường để thực hiện công tác quản lý, sáng chế, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, công nghệ, quy trình phục vụ con người theo hướng xanh, sạch, tiết kiệm và bảo vệ môi trường vì vậy cơ hội nghề nghiệp của ngành học là rất cao.

Tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật môi trường, người học có thể làm các vị trí:

  • Làm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm; bảo vệ môi trường thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sản xuất và kinh doanh.
  • Quản lý, tư vấn, thiết kế, cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực môi trường, cấp thoát nước, các dự án bảo vệ môi trường trong và ngoài nước.
  • Chuyên viên môi trường tại các phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp hoặc các đơn vị nhà nước;
  •  Chuyên viên quản lý an toàn vệ sinh môi trường lao động ở các đơn vị nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài;
  • Nghiên cứu tại các Trung tâm/Viện nghiên cứu và có khả năng giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng

Lương ngành Kỹ thuật môi trường

Lương ngành Kỹ thuật môi trường ở mức trên trung bình so với các ngành khác.

  • Sinh viên mới ra trường sẽ rơi vào mức từ 7 – 10 triệu đồng.
  • Con số này sẽ tăng lên 11-15 triệu đồng khi bạn có vài năm kinh nghiệm.
  • Ở vị trí quản lý, mức lương từ 15-20 triệu đồng trở lên.

Ngành Kỹ thuật môi trường xét khối nào?

Hiện các trường ĐH có nhiều phương thức xét tuyển ngành Kỹ thuật môi trường.

Nếu xét theo điểm thi tốt nghiệp và tổ hợp môn học bạ, ngành Kỹ thuật Môi trường xét tuyển những khối sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • B01 (Toán, Sinh học, Lịch sử)
  • B02 (Toán, Sinh học, Địa lý)
  • B03 (Toán, Sinh học, Ngữ văn)
  • B04 (Toán, Sinh học, Giáo dục công dân)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)
  • C08 (Ngữ văn, Hóa học, Sinh học)
  • C13 (Ngữ văn, Sinh học, Địa lý)
  • D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

Ngành Kỹ thuật môi trường nên học trường nào?

Ngành Kỹ thuật môi trường nên học trường nào là câu hỏi được nhiều thí sinh đặt ra.

Hiện đa số các trường ĐH đều đạt các chuẩn về mở ngành cũng như kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Bạn nên chọn trường phù hợp với mức điểm mà bản thân có thể đạt được, học phí trong tầm khả năng chi trả và phù hợp điều kiện địa lý, sinh hoạt.

Sau đây là các trường  có Ngành Kỹ thuật môi trường và mức điểm chuẩn tham khảo

 Khu vực Hà Nội và miền Bắc- Điểm chuẩn 2021
Đại học Bách khoa Hà Nội24.01
Đại học Giao thông vận tải21.2
Đại học Công nghiệp Hà Nội20.8
Đại học Kiến trúc Hà Nội20.0
Đại học Hàng Hải20.0
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội18.9
Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội18.5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam17.0
Đại học Thủy Lợi16.05
Đại học Điện lực16.0
Đại học Xây dựng16.0
Đại học Công nghệ giao thông vận tải15.5
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội15.0
Đại học Mỏ – Địa chất15.0
Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên15.0
Đại học Y tế công cộng15.0
Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng15.0
Đại học Công nghiệp Việt Trì15.0
Đại học Nguyễn Trãi
 Khu vực miền Trung và Tây Nguyên-Điểm chuẩn 2021
Đại học Huế Phân hiệu Quảng Trị19.5
Đại học Bách khoa Đà Nẵng16.85
Đại học Đà Lạt16.0
Đại học Nha Trang16.0
Đại học Khoa học Huế15.25
Đại học Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng15.05
Đại học Tây Nguyên15.0
Đại học Xây dựng Miền Trung15.0
 Khu vực TP HCM và miền Nam-Điểm chuẩn 2021
Đại học Giao thông vận tải TPHCM25.4
Đại học Cần Thơ24.75
Đại học Bách khoa TPHCM24.0
Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM23.5 – 24.0
Đại học Tôn Đức Thắng23.0
Đại học Nam Cần Thơ20.5
Đại học Quốc tế TPHCM20.0
Đại học Công nghiệp TP HCM18.5
Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG TP HCM18.0
Đại học Công nghệ TPHCM18.0
Đại học Xây dựng Miền Tây17.5
Đại học Sài Gòn16.05 – 17.05
Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM16.0
Đại học Nông lâm TPHCM16.0
Đại học Văn Lang16.0
Đại học An Giang16.0
Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM15.0
Đại học Trà Vinh15.0
Đại học Giao thông vận tải cơ sở 215.4
Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác