500x414 Optimize

Ngành Nuôi trồng thuỷ sản là gì? lấy bao nhiêu điểm?

Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản, đóng góp kim ngạch cao cho GDP cả nước, bởi vậy nhu cầu nuôi công nghiệp và nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ thuật là rất lớn. Theo học ngành Nuôi trồng thuỷ sản người học có cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, cơ hội khởi nghiệp kinh doanh khá tốt.

Ngành Nuôi trồng thuỷ sản là gì?

Theo FAO (2008) thì Nuôi trồng thủy sản (tiếng Anh: Aquaculture) là nuôi các loài thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ, an toàn vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu thủy sản.

Mục tiêu của ngành là đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành và vận dụng vào thực tiễn bao gồm những lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Nganh Nuoi Trong Thuy San 1
Nganh Nuoi Trong Thuy San

Ngành Thuỷ sản nước ta hiện nay

Trong định hướng phát triển kinh tế biển của nước ta, ngành khai thác thủy sản chiếm một vị trí quan trọng. Số lao động trực tiếp tham gia khai thác thủy sản là khoảng 550.000 người với hơn 94.000 tàu cá. Số lao động gián tiếp tham gia nghề cá biển (lao động dịch vụ, hậu cần…) là khoảng 1,5 triệu người, tổng số lao động tham gia khai thác hải sản và dịch vụ lên tới hơn 2 triệu người. Đánh bắt trên biển chiếm gần 43% tổng sản lượng thủy sản và chiếm hơn 40% kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Định hướng của ngành thủy sản trong thời gian tới là chuyển dịch theo hướng giảm sản lượng đánh bắt, tăng sản lượng nuôi, trồng trên biển, mà vẫn đảm bảo xuất khẩu tăng trưởng giá trị kim ngạch hàng năm ở mức 4-5%. Trên thực tế, Việt Nam có hơn 1 triệu km2 diện tích vùng biển, nhưng diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi, trồng thủy sản trên cả nước.

Nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1664/QĐ-TTg ngày 4/10/2021 phê duyệt Đề án phát triển nuôi, trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu chung của Đề án là phát triển lĩnh vực nuôi biển trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp, đồng bộ, an toàn, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái; Tạo ra sản phẩm có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phấn đấu đến năm 2025 diện tích nuôi biển đạt 280.000ha với 10 triệu m3 lồng nuôi và sản lượng khoảng 850.000 tấn, xuất khẩu đạt 0,8-1 tỷ USD. Năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000ha với 12 triệu m3 lồng nuôi và sản lượng 1,45 triệu tấn, xuất khẩu đạt 1,8-2 tỷ USD.

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT đã xây dựng Dự thảo “Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái,” gắn khai thác với bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái, tạo việc làm ổn định cho cộng đồng ngư dân ven biển.

Dự thảo Đề án đã đặt mục tiêu chuyển đổi một số tàu làm nghề khai thác hải sản xâm hại lớn đến nguồn lợi, môi trường, hệ sinh thái, sử dụng nhiều nguồn lực, nhiên liệu sang các nghề ít xâm hại hơn, hoặc chuyển một số tàu cá sang lĩnh vực khác ngoài khai thác để từng bước cân bằng lại cường lực khai thác với khả năng phục hồi, tái tạo lại nguồn lợi; Từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sử dụng nguồn lợi; Cải thiện môi trường, điều kiện lao động nghỉ ngơi và thu nhập của ngư dân.

Theo quy hoạch, Việt Nam sẽ tăng số cảng cá từ 125 như hiện tại lên 172 trong tương lai. Cùng với đó, số lượng tàu cá sẽ giảm xuống còn 83.600. Tất cả nhằm mục tiêu quản lý, truy xuất nguồn gốc được toàn bộ sản lượng thủy sản khai thác và nuôi biển.

Chương trình đào tạo Ngành Nuôi trồng thuỷ sản

Ngành Nuôi trồng thủy sản bao gồm rất nhiều lĩnh vực như: nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý hoạt động thủy hải sản, bệnh học thủy sản…

Theo học ngành Nuôi trồng thuỷ sản sinh viên được trang bị:

  • Kiến thức chuyên môn về thiết kế, tổ chức, quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản, tham gia nghiên cứu cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới, tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản.
  • Được trang bị kỹ năng chuyên môn như: kỹ năng thực hiện các thao tác trong sản xuất giống, ương nuôi, quản lý môi trường và sức khỏe động vật thủy sản; vận dụng phương pháp và dữ liệu thích hợp để phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất thủy sản; tư vấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống, ương nuôi động vật thủy sản, kinh doanh và quản lý trong lĩnh vực thủy sản đạt hiệu quả cao.

Và được trang bị các kỹ năng mềm khác.

Ngành Nuôi trồng thuỷ sản ra trường làm gì?

Tốt nghiệp kỹ sư ngành Nuôi trồng thuỷ sản, có thể làm việc tại các vị trí:

  • Cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… và các bộ, sở, ban ngành liên quan.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, viện, trung tâm nghiên cứu: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện Hải dương học, Viện di truyền…
  • Nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản xuất và chế biến thuỷ hải sản.
  • Làm chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản.

Mã Ngành Nuôi trồng thuỷ sản? Các tổ hợp xét tuyển?

Mã ngành Nuôi trồng thuỷ sản là: 7620301

Hiện nay có nhiều phương thức xét tuyển vào ngành Nuôi trồng thủy sản. Nếu xét điểm thi tốt nghiệp và học bạ, ngành Nuôi trồng thủy sản xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A16: Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn
  • B00: Toán – Hóa – Sinh học
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh
  • D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh

Các trường đào tạo ngành nuôi trồng thủy sản

Các trường đại học đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản khu vực miền Bắc

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam: 15 (năm 2020), 17 (năm 2023)
  • Đại học Hạ Long: 15 (năm 2020); 15 (năm 2023)

Các trường đại học đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản khu vực miền khu vực miền Trung

  • Đại học Nha Trang: 15 (năm 2020); 16 (2023)
  • Đại học Nông lâm – Đại học Huế: 15 (năm 2020); 15 (năm 2023)
  • Đại học Vinh: 14 (năm 2020); 18 (năm 2023)

Các trường đại học đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản khu vực miền khu vực miền Nam

  • Đại học Nông lâm TP.HCM: 16 (Năm 2020); 16 (năm 2023)
  • Đại học Cần Thơ: 16 (năm 2020); 16,75(năm 2023)
  • Đại học An Giang: 15 (năm 2020); 16 (năm 2023)
  • Đại học Đồng Tháp: 15 (năm 2020); 15 (năm 2023)
  • Đại học Bạc Liêu: 15 (năm 2020); 15 (năm 2023)
  • Đại học Trà Vinh: 15 (năm 2020); 15 (năm 2023)
  • Đại học Tiền Giang: 15 (Năm 2020); 15 (năm 2023)
  • Đại học Kiên Giang: 14 (năm 2020); 14 (năm 2023)
Còn gái có nên học nuôi trồng thủy sản

Luôn mềm dẻo và có khả năng thuyết phục tốt: Trong nghề cá truyền thống quy mô nhỏ, người phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do lao động nữ thực hiện đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi.
Riêng trong các hoạt động bán lẻ thủy sản, nữ giới chiếm tỉ lệ đến 90%.
(Theo thuysanvietnam.com)

325x40
Nhận bài viết mỗi ngày