Những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho mảng nghiên cứu và giảng dạy văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam, nghiên cứu, hướng dẫn du lịch…, ngành Việt Nam học được nhiều trường đại học đào tạo.
Ngành Việt Nam học là gì?
Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu đa lĩnh vực về đất nước và con người Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau như: Văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ, trang phục,…
Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập toàn cầu, ngành Việt Nam học sẽ giúp người Việt hiểu hơn về đất nước, con người của chính đất nước mình cũng như giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam.
Ngành Việt Nam học học gì?
Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học gồm 2 hướng chuyên ngành với mục tiêu cụ thể cho mỗi hướng như sau:
– Hướng chuyên ngành Việt Nam học cho người Việt Nam. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức thuộc các lĩnh vực về Việt Nam học như: lịch sử, văn học, ngôn ngữ, kinh tế – xã hội Việt Nam ….
Đồng thời, sinh viên còn được trang bị các kiến thức cho các hoạt động 2 nghiệp vụ cần thiết như: nghiệp vụ báo chí, nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ văn phòng, giảng dạy tiếng Việt, dịch thuật, ngọai ngữ chuyên ngành … Hiện khá nhiều trường đầu tư ngành này theo chuyên ngành sâu hướng dẫn viên du lịch.
–Hướng chuyên ngành Việt Nam học cho người nước ngoài. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, về Việt Nam học, văn hóa Việt Nam… và một số kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ cần thiết như: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng tiếng Việt và một số môn tiếng Việt chuyên ngành phục vụ cho nghiên cứu và cho các hoạt động nghiệp vụ như họat động văn phòng, họat động du lịch, giảng dạy tiếng Việt, biên soạn từ điển, dịch thuật
Các môn học chuyên ngành nổi bật của ngành này có thể kể: Lịch sử tiếng Việt, Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại,Tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội Việt Nam. Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, Làng xã Việt Nam, Du lịch Việt Nam, Mĩ thuật và kiến trúc Việt Nam, Các dân tộc Việt Nam, Việt Nam và Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử, văn hóa và xã hội, Nghiệp vụ du lịch…
Ngành Việt Nam học thi khối nào?
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
- C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
- C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
- D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
- D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
- D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
- D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
- D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
Trong đó phổ biến nhất là khối C00 và D1
Ngành Việt Nam học ra trường nào gì?
Sau khi ra trường, cử nhân ngành Việt Nam học có thể làm việc:
- Tại các cơ quan nghiên cứu và quản lí văn hóa, các tổ chức văn hóa, chính trị, xã hội giáo dục, khoa học, các tổ chức nước ngoài…
- Trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt Nam;
- Trở thành hướng dẫn viên du lịch hay quản trị lữ hành tại các công ty du lịch trong cả nước;
- Giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học có ngành Việt Nam học hoặc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài;
- Làm việc trong các cơ quan báo chí, truyền hình hoặc truyền thông, tổ chức sự kiện…
- Học thạc sĩ hoặc tiến sĩ các ngành liên quan đến Việt Nam học như: văn hóa, văn học, lịch sử, văn hóa các dân tộc thiểu số, văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, du lịch, báo chí, ngôn ngữ…
Mức lương ngành Việt Nam học?
Hiện nay, đối với các sinh viên vừa tốt nghiệp ngành Việt Nam học, thường có mức thu nhập khởi điểm là 6 – 8 triệu đồng/tháng.
Đối với người lao động có nhiều kinh nghiệm hơn thường có mức lương từ 8 – 10 triệu đồng và sẽ còn tăng cao tùy vào bề dày kinh nghiệm cũng như năng suất làm việc,…
Ngành Việt Nam học học trường nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?
Các trường đào tạo ngành Việt Nam học khu vực phía Bắc
- Đại học KHXHNV (Đại học Quốc gia Hà Nội): 22,8-26,3 (năm 2021), 20,25-27,5 (năm 2022)
- Đại học Sư phạm Hà Nội: 22,65- 23,25 (năm 2021); 20,45-25,5 (năm 2022)
- Đại học Sư phạm Hà Nội 2 : 20 (năm 2021); 15-25,94 (năm 2022)
- Đại học Thủ đô Hà Nội: 23,25 (năm 2021); 24,6 (năm 2022)
- Đại học Thăng Long : 23,5 (năm 2021); 23,50 (năm 2022)
- Đại học Sao Đỏ: 16 (năm 2021); 16 (năm 2022)
- Đại học Thành Đô: 15 (năm 2021); 15 (năm 2022)
- Đại học Hải Phòng: 14 (năm 2021); 14 (năm 2022)
Các trường đào tạo ngành Việt Nam học khu vực miền Trung
- Đại học Quảng Nam: 14 (năm 2021); 13 (năm 2022)
- Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng: 15 (năm 2021); 18,75-19 (năm 2022)
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế : 15 (năm 2021); 15 (năm 2022)
- Đại học Duy Tân: 14 (năm 2021); 14 (năm 2022)
- Đại học Quy Nhơn: 15 (năm 2021); 18 (năm 2022)
- Đại học Vinh: 16 (năm 2021); 18 (năm 2022)
Các trường đào tạo ngành Việt Nam học khu vực phía Nam
- Đại học KHXH NV TPHCM: 23,5-24,5 (Năm 2021); 25,50-26 (năm 2022)
- Đại học Nguyễn Tất Thành: 15 (năm 2021); 15 (năm 2022)
- Đại học Văn Hiến: 20 (năm 2021) ; 20,25 (năm 2022)
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng: 15 (năm 2021); 18 (năm 2022)
- Đại học Đồng Tháp: 16 (năm 2021); 15 (năm 2022)
- Đại học An Giang: 16,5 (năm 2021), 23,6 (năm 2022)
- Đại học Cần Thơ: 25,5 (năm 2021); 25-26 (năm 2022)
- Đại học Sài Gòn : 21,5 (năm 2021); 22,25 (năm 2022)
- Đại học Sư phạm TP.HCM: 22,92 (năm 2021); 23,30 (năm 2022)
- Đại học Tôn Đức Thắng: 33,3-34,2 (năm 2021); 31,8 (năm 2022)
Bài viết liên quan: