Dân trong giới IT khi giới thiệu việc làm với anh em, bạn bè hay nhắc đến nghề BA (viết tắt Business Analyst). Business Analyst (BA) là gì, làm việc gì? Học gì để ra làm nghề này? Nhu cầu xã hội và cơ hội thăng tiến trong nghề BA ra sao… là những câu hỏi mà nhiều bạn trẻ muốn biết.
Business Analyst (BA) là gì?
Business Analyst hay được viết tắt là “BA”, có nghĩa là “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ”. BA chính là người đứng giữa, kết nối khách hàng với bên kinh doanh và đội kỹ thuật của doanh nghiệp. BA được chia làm 3 chuyên môn chính:
- Management Analyst (Chuyên gia tư vấn quản lý): Là người chuyên đề xuất các giải pháp để cải thiện hiệu quả của công ty hoặc tổ chức; Tư vấn cho các nhà quản lý về cách làm cho các tổ chức hoặc công ty có lợi hơn thông qua việc giảm chi phí và tăng doanh thu.
- System Analyst (Chuyên viên phân tích hệ thống): Là người phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh sử dụng technical; xác định những cải tiến cần thiết của công ty, thiết kế hệ thống để thực hiện những thay đổi đó, đào tạo và chuyển giao cho người khác sử dụng hệ thống.
Business Analyst (BA) làm những gì?
Công việc của BA là:
- Làm việc với khách hàng, nghe và hiểu mong muốn của họ. Từ đó gợi ý, lên yêu cầu, phân tích và đề xuất những giải pháp phù hợp, tạo dựng các quy trình, tài liệu hóa yêu cầu và xác nhận thông tin với khách hàng.
- Chuyển giao thông tin cho nội bộ.
- Quản lý sự thay đổi đến tổng thể hệ thống và quản lý sự thay đổi đó qua từng phiên bản được cập nhật.
Con đường phát triển nghề Business Analyst (BA)
Trong lĩnh vực IT, con đường phát triển nghề BA thường như sau:
- Level 1: Entry level (cấp độ bắt đầu)
- Là những BA mới ra trường, đang thực tập hoặc mới làm từ 1-2 năm kinh nghiệm.
- Có kiến thức cơ bản về BA, cần sự hỗ trợ của một senior BA để gặp khách hàng, biết phân tích ở mức cơ bản.
- Level 2: Junior BA (Cấp độ cơ sở)
- Làm vị trí BA từ 2 – 3 năm kinh nghiệm.
- Có kiến thức cơ bản về BA, biết phân tích và viết tài liệu ở mức thành thạo hơn. Có khả năng làm việc độc lập trong dự án.
- Level 3: Senior BA (cấp độ cao cấp): Làm BA trên 3 năm kinh nghiệm, trải qua nhiều dự án khác nhau.
- Có khả năng làm việc độc lập, giải quyết các bài toán phức tạp.
- Có kĩ năng mềm, kĩ năng xử lý vấn đề tốt.
- Có khả năng hỗ trợ các thành viên khác trong team.
- Có khả năng sử dụng linh hoạt các công cụ để xử lý những bài toán khác nhau.
- Thành thạo các nhóm kĩ năng nền tảng của BA.
Đến level 3, BA sẽ có nhiều hướng đi khác nhau theo từng lĩnh vực và mục tiêu nghề nghiệp. Thường có 3 nhóm chính:
- Nhóm đi theo hướng vận hành. Tìm hiểu và làm việc sâu về dự án, liên quan đến các nguồn lực như thời gian, con người, chi phí. Các vị trí mà BA có thể lựa chọn để theo đuổi đó là quản lý dự án Project Manager, Product Manager, Program Manager, CIO…
- Nhóm quản lý BA như BA Team Lead, BA Practice Lead, BA Program Lead, và xa hơn là BA Manager, Business relationship Manager.
- Nhóm xây dựng theo hướng chiến thuật, chiến lược cho doanh nghiệp như Business Architech, Enterprise Architech.
Business Analyst (BA) cần học gì?
Nghề Business Analyst đang phát triển mạnh mẽ, Tương lai ngành Business Analyst có nhiều bạn mong muốn theo nghề này. Thế nhưng các trường đại học ở Việt Nam hiện chưa có ngành đào tạo Business Analyst. Vậy cần học ngành gì để phù hợp với nghề? Có thể tham khảo ba nhóm ngành sau, hiện đang đào tạo khá rộng rãi trong các ĐH Việt Nam.
Ngành hệ thống thông tin quản lý
Sinh viên sẽ được đào tạo 3 nhóm kiến thức chính đó là:
- Kiến thức cơ bản về Kinh tế.
- Kiến thức cơ bản về Hệ thống thông tin quản lý.
- Kiến thức chuyên sâu về Hệ thống thông tin quản lý.
Nhờ vậy, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về thiết kế, phương pháp quản trị, vận hành hệ thống thông tin; Phân tích dữ liệu chính xác, kết nối trực tiếp giữa các bên liên quan trong công ty, doanh nghiệp với các chuyên gia về công nghệ thông tin. Có thể nói, được đào tạo cả kinh tế và kỹ thuật, các BA có xuất phát điểm từ ngành Hệ thống thông tin quản lý rất thuận lợi.
Ngành Công Nghệ Thông Tin
Ngành CNTT sẽ bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau như khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, an toàn thông tin, truyền thông và mạng máy tính…Mỗi ngành đào tạo lại học những kiến thức chuyên sâu khác nhau.
Sinh viên học ngành này hiểu rõ kiến thức về công nghệ thông tin, cách xây dựng, vận hành, bảo trì, phát triển các hệ thống phần mềm. Trực tiếp tham gia xây dựng các phần mềm để giải quyết các bài toán thực tế. Học CNTT bạn sẽ có nhiều lợi thế khi ra trường làm nghề Business Analyst, dễ dàng giao tiếp với bộ phận kỹ thuật, có khả năng đánh giá, đề xuất các nghiệp vụ kỹ thuật.
Khi chuyển qua nghề BA, chỉ cần bổ sung các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề.
Nhóm ngành kinh tế
Ngành kinh tế gồm những ngành liên quan tới quản trị, tài chính, kế toán/kiểm toán, ngân hàng.
Sinh viên học trong các nhóm ngành này có được kiến thức cơ bản về quản trị, kế toán, tài chính, kiểm toán. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi khi ra làm BA.
Trong quá trình làm BA nên tự học bổ sung các kiến thức CNTT hoặc các khóa học chuyên sâu BA.
Ngoài học các ĐH nhóm ngành trên, hiện nay cả online và ofline có khá nhiều khóa học ngắn hạn trang bị kỹ năng cho người theo nghề BA.
Mức lương nghề Business Analyst (BA) như thế nào?
Tùy theo kinh nghiệm, mức lương nghề Business Analyst (BA) tại Việt Namkhoảng từ 8 triệu đến trên 50 triệu VNĐ/tháng.
- Lương mới vào nghề (0 – 1 năm kinh nghiệm) từ 7 – 12 triệu VNĐ/tháng.
- Lương Junior (1-2 năm kinh nghiệm): từ 12 – 20 triệu VNĐ/ tháng.
- Lương Senior (3-5 kinh nghiệm tùy từng công ty, mô hình hoạt động): từ -20 – 35 triệu VNĐ/tháng.
- Lương Principal: trung bình từ 50-65 triệu VNĐ/ tháng đối với các công ty lớn và nước ngoài.
Mức lương này sẽ dao động tùy vào kinh nghiệm của nhân sự cũng như tùy từng công ty lớn hay nhỏ, mô hình hoạt động và bằng cấp.
Bài viết liên quan: