500x414 Optimize

Làm ca sĩ thi khối nào? Tuyển sinh nhóm ngành phù hợp định hướng làm ca sĩ

Được trở thành ca sĩ, tỏa sáng trên sân khấu là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Thế nhưng, không phải ai có chút năng khiếu về ca hát cũng có thể trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp. Để có thể đi đường dài với nghề ca sĩ,  việc được đào tạo bài bản là rất cần thiết.  “Làm ca sĩ thi khối nào”, “làm ca sĩ học trường nào, ngành nào?” là những câu hỏi thường được nhiều thí sinh đặt ra trong các mùa tuyển sinh.

Làm ca sĩ chọn ngành nào?

Có nhiều con đường khác nhau để một người làm nghề ca sĩ, nhưng chung quy cái đầu tiên phải có đó là năng khiếu ca hát.

Có người học và làm việc một ngành khác, rồi chọn học các lớp ngắn hạn bồi dưỡng thanh nhạc cơ bản, kỹ năng diễn xuất sân khấu, tự luyện tập và tiến đến con đường làm ca sĩ chuyên nghiệp.

Nhưng có người muốn gắn bó lâu dài, có nền tảng văn hóa và kỹ năng nghề chuyên nghiệp, phát triển rực rỡ hơn trên con đường nghệ thuật, lại chọn học các nhóm ngành phù hợp với định hướng làm ca sĩ.

Đó là các nhóm ngành như:

  • Thanh nhạc
  • Sư phạm âm nhạc
  • Âm nhạc học…

Làm ca sĩ thi khối nào?

Nếu chọn con đường học thuật cho định hướng ca sĩ, bạn có thể tìm hiểu về khối thi nhóm ngành đào tạo phù hợp định hướng làm ca sĩ như Thanh nhạc, Sư phạm âm nhạc, Âm nhạc học…

Tuyển sinh nhóm ngành đào tạo ca sĩ các trường thường sử dụng khối N. Khối N  là một khối năng khiếu trong các khối thi đại học,  dành riêng cho những thí sinh có khả năng về ca hát, sáng tác, chơi đạo cụ.

Khối N truyền thống gồm 3 môn thi: Ngữ văn, Năng khiếu âm nhạc 1 và Năng khiếu âm nhạc 2. Trong đó môn Ngữ văn có thể xét theo điểm thi tốt nghiệp hoặc học bạ, hệ số 1. Môn Năng khiếu thì sẽ thi tùy theo từng trường và có hệ số nhân đôi.

Thông thường thi môn Năng khiếu có các nội dung sau:

– Hát, xướng âm: Phần hát thí sinh dựa theo chất giọng của mình để thể hiện bài phù hợp với khả năng. Phần xướng âm, thí sinh chọn 1 bài trong bộ đề thi trường ra rồi đọc đúng cao độ, trường độ và nốt nhạc.

– Tiết tấu, thẩm âm: Thí sinh nghe theo tiếng đàn của giám khảo và làm lại, hoặc vỗ theo tiết tấu của giám khảo.

Hiện để tạo điều kiện cho thí sinh,  khối N hiện nay mở rộng gồm nhiều tổ hợp con như:

  • N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2
  • N01: Ngữ văn, Xướng âm, Biểu diễn nghệ thuật
  • N02: Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc Biểu diễn nhạc cụ
  • N03: Ngữ văn, Ghi âm – Xướng âm, Chuyên môn
  • N04: Ngữ văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu
  • N05: Ngữ văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu
  • N06: Ngữ văn, Ghi âm – Xướng âm, Chuyên môn
  • N07: Ngữ văn, Ghi âm – Xướng âm, Chuyên môn
  • N08: Ngữ văn, Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ
  • N09: Ngữ văn, Hòa thanh, Chỉ huy tại chỗ.

 Định hướng làm ca sĩ học trường nào?

Hiện có nhiều trường đại học đào tạo các ngành học phù hợp với định hướng làm ca sĩ. Sau đây là danh sách các trường đào tạo nhóm ngành phù hợp với định hướng làm ca sĩ:

Các trường khu vực phía Bắc:

  • Học viện Âm nhạc Việt Nam
  • Trường ĐH Sư phạm nghệ thuật TW
  • Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
  • Trường ĐH Hùng Vương

Các trường khu vực miền Trung

  • Trường ĐH Văn hóa Thể thao Du lịch Thanh Hóa
  • Học viện Âm nhạc Huế
  • Trường ĐH Sư phạm Huế
  • Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng

Các trường khu vực miền Nam

  • Nhạc viện TPHCM
  • Trường ĐH Sư phạm TPHCM
  • Trường Đại học Sài Gòn
  • Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH)
  • Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật TPHCM
  • Trường ĐH Văn Lang
  • Trường ĐH Đồng Tháp
  • Trường ĐH An Giang…

Thi năng khiếu nhóm ngành đào tạo ca sĩ ra sao

Tùy theo yêu cầu của từng trường, phần thi năng khiếu âm nhạc được tiến hành khác nhau, với lịch thi riêng. Cũng có trường sử dụng kết quả thi năng khiếu của trường khác.

Ví dụ ở Trường ĐH Văn Lang, thi vào ngành Thanh nhạc, thí sinh sẽ thi:

Môn Năng khiếu 1 (Ký xướng âm), gồm hai phần thi:

  • Đọc nhạc: Thí sinh nhận bài nhạc ở trình độ tương đương tốt nghiệp trung cấp âm nhạc và đọc bài nhạc (đúng cao độ, trường độ, các ký hiệu âm nhạc).
  • Nghe nhạc: Thí sinh nghe người phụ trách thi chơi một bản nhạc và ghi lại đúng bản nhạc (cao độ, trường độ, các ký hiệu âm nhạc).

Môn Năng khiếu 2: Thí sinh trình bày 3 – 4 tác phẩm tự chọn theo yêu cầu (dân ca Việt Nam, dân ca nước ngoài, ca khúc nghệ thuật,…)

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thi năng khiếu ngành Sư phạmÂm nhạc sẽ thi:

– Môn năng khiếu 1: Hát, hệ số 2. Thí sinh hát hai bài: 01 bài dân ca và 01 ca khúc.

– Môn năng khiếu 2: Thẩm âm – Tiết tấu, hệ số 1. Thí sinh thực hiện theo giám khảo: 02 mẫu Thẩm âm và 02 mẫu Tiết tấu; ưu tiên cho thí sinh biết sử dụng nhạc cụ.

325x40
Nhận bài viết mỗi ngày