Vì thế “nương” vào các kỹ thuật sắp xếp thứ tự tìm kiếm dựa trên chất lượng website của Google, học SEO Google – tối ưu hoá công cụ tìm kiếm nhằm đưa web lên top- ra đời và trở thành một nghề hot trong thời đại bùng nổ marketing số.
SEO là nghề gì?
SEO là viết tắt của 3 chữ Search Engine Optimization – tối ưu công cụ tìm kiếm. Công việc chính của một người làm SEO là làm cho một trang web nào đó xuất hiện trong trong đầu tiền (top 10) trên một công cụ tìm kiếm (thường là Google).
Các loại SEO phổ biến nhất mà các bạn sẽ gặp khi làm Marketing:
- SEO từ khóa hay SEO Website đang là hình thức phổ biến và thông dụng nhất. Đa số các doanh nghiệp hoặc SEOer đều mong muốn từ khóa của mình có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của
- Google SEO ảnh: Là cách SEO dùng kỹ thuật để đưa hình ảnh trong trang web của bạn lên top tìm kiếm của Google khi người dùng tìm kiếm hình ảnh.
- SEO video/ SEO Youtube: Có thể SEO những video, clip có sẵn trên web hoặc dùng các kênh thông tin khác như youtube để đưa trang web của bạn hiển thị trên tab Video.
- SEO Google Map (Local SEO): Là cách làm giúp cho người tìm kiếm dễ dàng nhận thấy được địa điểm cần tìm trên Google Map
Để theo nghề SEO, bạn có thể học ngành Marketing, Digital Marketing hoặc thậm chí là tự học.
SEO là làm gì?
Các công việc chính của nghề SEO có thể kể như sau:
- Viết content: Công việc này được mô tả là xây dựng toàn bộ các nội dung được tạo ra trên website bao gồm chữ viết, hình ảnh, video,… nhằm mục đích thu hút sự chú ý của khách hàng.
- SEO Onpage: Công việc này được mô tả là việc tối ưu bên trong website. Bạn phải dùng những biện pháp kỹ thuật tác động trên chính website và phải được lặp đi lặp lại nhiều lần. Các công việc bao gồm việc tối ưu hóa mã HTML, chất lượng nội dung và cấu trúc nội dung.
- SEO Offpage: Công việc này được mô tảlà tập hợp các phương pháp tối ưu hóa các yếu tố từ bên ngoài website. Nó đề cập đến tất cả các thực hành SEO diễn ra bên ngoài trang web của bạn thông qua việc tạo link, marketing trên kênh social media,…
Nghề SEO gồm những nghiệp vụ gì?
Làm seo là làm gì? Các đầu công việc cụ thể của nghề SEO có thể kể như sau:
- Sáng tạo content, chú trọng vào giá trị nội dung mang lại cho người đọc.
- Tối ưu hóa nội dung website bằng cách cập nhật content thường xuyên.
- Tìm kiếm từ khóa thường xuyên để đảm bảo cho việc cập nhật nhu cầu khách hàng
- Phân tích SEO Onpage
- Lên lịch trình cụ thể trong SEO như: nội dung bài viết, nhân sự đảm nhận, ngày đăng bài,…
- Tối ưu hóa nội dung hiển thị trên kênh tìm kiếm, kích thích người dùng truy cập trang website
- Tương tác, trả lời bình luận đều đặn với khách hàng trên trang web.
- Xây dựng hệ thống backlink chất lượng trỏ về website.
- Tối ưu cấu trúc website, nội dung web sao cho thân thiện với công cụ tìm kiếm.
- Quảng cáo trên mạng xã hội các thông tin của mình.
- Phân tích, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh.
- Sử dụng Google Analytics và Google Search Console để phân tích các chỉ số mà doanh nghiệp quan tâm.
- Lên báo cáo hằng ngày về số lượng khách truy cập, tỉ lệ chuyển đổi, tăng trưởng,…
Triển vọng nghề SEO
Trên con đường dẫn dắt người tiêu dùng đến với các “chợ” online, SEO là một trong những công cụ đắc lực, không chỉ giúp tăng uy tín thương hiệu, mà còn mang lại nguồn khách hàng tiềm năng bền vững cho các doanh nghiệp.
Đầu tư vào SEO giúp người kinh doanh online đạt được rất nhiều lợi ích. Có thể kể như:
- Tối ưu chi phí cho việc tiếp thị quảng cáo (giảm ngân sách và phụ thuộc vào quảng cáo Google Adwords và quảng cáo Facebook)
- Giúp thu hút khách hàng mục tiêu đang quan tâm đến sản phẩm
- Xây dựng lòng tin với khách hàng (trang web xuất hiện ở top đầu tìm kiếm sẽ mặc định trong tâm trí người search là công ty này đã hoạt động nhiều năm và website đáng tin cậy)
- Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trên 1 kênh thông tin riêng
- Tiết kiệm chi phí truyền thông cho các chiến dịch quảng cáo thương hiệu xung quanh công ty
Thế nhưng hiện chưa có trường ĐH, CĐ nào đào tạo về nghề này, chủ yếu là các khoá ngắn hạn, tự học nên nhân lực nghề SEO chuyên nghiệp đang thiếu, vì thế cơ hội việc làm khi theo nghề này khá tốt.
Nghề SEO ở Việt Nam
Thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển với tốc độ đáng nể. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) chỉ ra rằng dịch Covid-19 đang làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm. Người tiêu dùng tiến hành mua sắm trực tuyến nhiều hơn, số người chọn hình thức mua sắm trực tuyến tăng nhanh trong nửa đầu năm 2021, khi dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp và lan rộng.
Vì thế hiện tại trong mô hình các doanh nghiệp vừa và nhỏ có website và kinh doanh online ở Việt Nam, bộ phận Marketing Online mà trong đó có nhóm SEO là một bộ phận không thể thiếu.
Lương nghề SEO
Mức lương của mỗi nhân viên, chuyên gia SEO là khác nhau ở số lượng công việc, kỹ năng cũng như đơn vị mà làm việc.
- Nhìn chung, thu nhập SEO học việc (SEO học việc là những bạn chưa tiếp xúc với bất kì dự án SEO nào) khởi điểm bình quân 5 -6 triệu đồng mỗi tháng.
- Nhân viên SEO có kinh nghiệm sau 1-2 sẽ có mức lương 8-10 triệu đồng/tháng. Con số này sẽ tăng dần lên 8 -10 triệu đồng/ tháng.
- Ngoài lương, nhân viên SEO tháo vát cũng có thể SEO cho sản phẩm của chính mình hay dịch thêm theo từng sản phẩm của công ty, có thể nhận thu nhập cao hơn nhiều lần lương cứng.
- Ở vị trí quản lý cấp trung trong doanh nghiệp vừa sẽ có mức lương từ 15-20 triệu đồng/tháng.
Bạn không biết nên chọn khóa học nào? Hãy hỏi trực tiếp các đơn vị trên hoặc nhắn tin hỏi Truongvietnam nhé.
Các câu hỏi khác về nghề SEO Marketing
Nhân viên SEO tiếng anh là SEO Executive.
Đào tạo SEO là quá trình giảng dạy và hướng dẫn học viên nghiên cứu các khía cạnh thực tế về kiến thức SEO.
So với mặt bằng chung ngành Digital Marketing, SEO lương ngang mặt bằng chung trong ngành.
Bài viết liên quan: