500x414

Các môn thi vào trường sân khấu điện ảnh

Sân khấu điện ảnh là ngành/trường học hấp dẫn nhiều thí sinh định hướng phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực  nghệ thuật. Hiện nay ngoài hai trường đại học Sân khấu điện ảnh ở Hà Nội và TPHCM còn có một số trường khác cũng tuyển sinh ngành sân khấu điện ảnh. Môn thi nào vào trường sân khấu điện ảnh? Ngành diễn viên điện ảnh thi môn gì… là câu hỏi của nhiều thí sinh.

Các tổ hợp môn thi trường sân khấu điện ảnh

Tuyển sinh các trường sân khấu điện ảnh thường sử dụng tổ hợp môn S00 cho nhóm ngành nghệ thuật. Có trường sử dụng khối S01 để tuyển sinh với nhóm ngành liên quan công nghệ nghệ thuật.

  • Khối S00 gồm các môn sau: Ngữ Văn- Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1-Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2.
  • Khối S01 gồm các môn sau: Toán- Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1-Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2.

Đọc thêm Khối S gồm những môn nào?

Môn thi Ngữ văn vào trường sân khấu điện ảnh

Môn Ngữ văn được các trường/ngành sân khấu điện ảnh chọn trong tổ hợp xét tuyển S00 có thể lấy kết quả từ điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm học bạ.

Tổ hợp S00 thường xét tuyển các ngành sau:

  • Biên kịch điện ảnh truyền hình
  • Đạo diễn điện ảnh truyền hình
  • Đạo diễn sân khấu
  • Diễn viên kịch
  • Diễn viên kịch-điện ảnh-truyền hình…(Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội, TPHCM, ngành Sân khấu điện ảnh ĐH Văn Lang)

Tùy theo trường mà môn Ngữ văn có điểm  quy định đủ điều kiện đầu vào khác nhau. Như Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội yêu cầu thí sinh phải đạt điểm trung bình môn Ngữ văn 5.0 trở lên mới được bước vào vòng chung tuyển.

Điểm môn Ngữ Văn được tính hệ số 1 khi xét điểm chuẩn.

Môn thi Toán vào trường sân khấu điện ảnh

Môn Toán được các trường/ngành sân khấu điện ảnh chọn trong tổ hợp xét tuyển  S01, có thể lấy kết quả từ điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm học bạ.

Tổ hợp S01 thường xét tuyển cho ngành:

  • Công nghệ điện ảnh truyền hình (Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội)
  • Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội yêu cầu thí sinh phải đạt trung bình môn Toán 5.0 trở lên mới được bước vào vòng chung tuyển.

Điểm môn Toán được tính hệ số 1 khi xét điểm chuẩn

Môn thi Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1

Tùy theo trường và chuyên ngành mà môn Năng khiếu sân khẩu điện ảnh 1 có những yêu cầu khác nhau.

  • Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội: sau khi qua vòng sơ tuyển, dự tuyển ngành Biên kịch điện ảnh thí sinh sẽ thi Viết sáng tác tiểu phẩm điện ảnh; dự tuyển ngành Đạo diện Điện ảnh, thí sinh xem phim và phân tích phim; Dự tuyển ngành Diễn viên thí sinh diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi không có người thứ 2 trong 10 phút.
  • Trường ĐH Văn Lang: ứng tuyển vào ngành Diễn viên Kịch, điện ảnh – truyền hình, thí sinh thi môn năng khiếu sân khấu điện ảnh 1 sẽ diễn 1 tiểu phẩm kịch tự chọn hoặc bốc thăm từ đề thi của Ban Giám khảo. Thời gian trình bày không quá 8 phút (có thể nhờ bạn diễn hỗ trợ).
  • Trường ĐH Sân khấu điện ảnh TPHCM: dự tuyển ngành Diễn viên Kịch, điện ảnh – truyền hình, thí sinh diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi không có người thứ 2 trong 10 phút và thể hiện tình huống theo yêu cầu của ban giám khảo, trả lời các câu hỏi liên quan.

Điểm thi môn năng khiếu chuyên môn sân khấu điện ảnh thường được các trường nhân hệ số 2.

Môn thi Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2

Tùy theo trường và chuyên ngành mà môn Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2 có những yêu cầu khác nhau.

Ví dụ ở Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội, sau khi qua vòng sơ tuyển, dự tuyển ngành Biên kịch điện ảnh thí sinh sẽ thi vấn đáp khả năng sáng tác kịch bản, hiểu biết về điện ảnh; Dự tuyển ngành Đạo diện Điện ảnh thí sinh sẽ dựng ảnh theo chủ đề tự chọn và trả lời câu hỏi liên quan; Dự tuyển ngành Diễn viên thì  thể hiện thình huống theo yêu cầu của ban giám khảo và trả lời các câu hỏi liên quan.

Với Trường ĐH Văn Lang, ứng tuyển vào ngành Diễn viên Kịch, điện ảnh – truyền hình, thi môn Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2, thí sinh xem 1 bộ phim dài khoảng 90 phút (02 lần) và viết bài phân tích phim (150 phút).

Điểm thi môn năng khiếu chuyên môn sân khấu điện ảnh thường được các trường nhân hệ số 2.

Ngành diễn viên điện ảnh thi môn gì?

Như trên đã có nói qua, nếu thi vào trường sân khấu điện ảnh nhóm ngành nghệ thuật, thí sinh sẽ thi và xét tuyển theo khối S00 gồm môn Ngữ văn và Năng khiếu điện ảnh 1,2. Trong đó môn Văn hệ số 1, môn Năng khiếu điện ảnh hệ số 2.

Diễn viên điện ảnh là một ngành đặc thù nên ngoài tìm hiểu về môn thi, sơ tuyển, thí sinh cần đạt các điều kiện khác đối với ngành nghệ thuật đặc thù. Theo quy định của Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, thí sinh ứng tuyển ngành diễn viên điện ảnh cần điều kiện như:

  • Có độ tuổi từ 17 đến 22. Chiều cao tối thiểu đối với nam: 1m65; nữ: 1m55.
  • Người cân đối, không có khuyết tật hình thể. Có tiếng nói tốt, không nói ngọng, nói lắp.
  • Thí sinh nữ khi dự thi không mặc áo dài, không mặc váy và không được trang điểm.
Sinh Vien San Khau Dien Anh
Ảnh: sinh viên tập diễn xuất

Luyện thi sân khấu điện ảnh?

Với hai môn văn hóa Ngữ văn và Toán đương nhiên bạn cần ôn luyện tốt để vừa bảo đảm điều kiện tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện xét tuyển đại học. Dù điểm số môn này chỉ hệ số 1 nhưng nếu điểm càng cao thì bạn càng rộng cơ hội trúng tuyển.

Môn năng khiếu sân khấu điện ảnh là môn thi  lấy hệ số 2, nên nếu điểm nhóm môn này thấp, bạn sẽ ít cơ hội trúng tuyển hơn. Nhiều người nói năng khiếu là tự thân, không cần ôn luyện. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy dù bạn có tài năng đến đâu mà không chú tâm luyện tập kỹ năng, bản lĩnh thể hiện, thì cũng không dễ dàng gì đạt điểm cao.

Hiện nay, các môn năng khiếu thi vào sân khấu điện ảnh đều có phần vấn đáp, thể hiện trực tiếp nên để giúp thí sinh tự tin, vững bản lĩnh sân khấu, diễn xuất tốt, một số nơi có tổ chức luyện thi. Bên cạnh những trung tâm luyện thi bên ngoài, các sân khấu kịch và trường ĐH, CĐ cũng mở khóa đào tạo ngắn hạn về diễn xuất. Nội dung các khóa học này là kỹ thuật biểu diễn cùng kỹ năng bổ trợ như tiếng nói sân khấu, ngôn ngữ hình thể, kỹ năng nói chuyện trước công chúng…

Bạn cũng có thể tự tìm hiểu, ôn luyện thêm năng khiếu sân khấu điện ảnh qua các khóa học trên mạng với các video diễn xuất; xem kỹ clip hướng dẫn trên YouTube của trường mình dự kiến thi; tham gia các buổi hỏi đáp, giao lưu, tư vấn do trường tổ chức, hay tham gia các câu lạc bộ năng khiếu liên quan đến sân khấu điện ảnh, tham gia các buổi biễu diễn văn nghệ… Đó là những cách ôn luyện hữu ích để rèn kinh nghiệm diễn xuất, hứa hẹn điểm cao phần thi năng khiếu.

325x40
Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác