Sự gia tăng nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) trong cơ cấu nguồn điện đã kéo theo thị trường lao động trong ngành này cũng gia tăng. Theo học ngành Năng lượng tái tạo, thí sinh có nhiều cơ hội nghề nghiệp khi thế giới đang trong xu hướng phát triển bền vững.
Năng lượng tái tạo là gì?
Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt.
Nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng sạch hoàn toàn!
Năng lượng không tái tạo bao gồm nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí, hay năng lượng hạt nhân… Còn năng lượng tái tạo được tạo ra trong 1 thời gian ngắn và chúng gần như là vô tận.
Ngành Năng lượng tái tạo là gì?
Ngành năng lượng tái tạo sớm tiếp cận với các công nghệ mới và học cách phân tích, đánh giá việc sử dụng hiệu quả năng lượng.
Ngành học về năng lượng tái tạo bao gồm đào tạo về kỹ thuật hóa học, điện và cơ khí, tập trung vào quá trình sản xuất, lưu trữ, quản lý và phân phối các nguồn năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, Ngành Năng lượng tái tạo cũng trang bị các kiến thức về biến đổi khí hậu, chính sách phát triển bền vững và khoa học môi trường.
Năng lượng tái tạo trên thế giới
Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) có trụ sở tại Abu Dhabi (Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất), trong Báo cáo thường niên năm 2017 Năng lượng Tái tạo và việc làm cho biết, cách đây 5 năm lĩnh vực này chỉ tạo được 5 triệu việc làm. Đến năm 2016, NLTT thế giới tạo việc làm cho 9,8 triệu người, gần gấp đôi mức của năm 2012. IRENA dự đoán số người làm việc trong lĩnh vực NLTT trên thế giới sẽ lên tới 24 triệu tới năm 2030 và đây sẽ trở thành động lực chính cho các nền kinh tế trên khắp thế giới.
Năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nguồn lực NLTT khá dồi dào. Ước tính, điện gió trên đất liền của Việt Nam có thể tạo ra khoảng 40-50 nghìn MW, nếu tính thêm tiềm năng điện gió ngoài khơi, Việt Nam có thể phát triển khoảng trên 100 nghìn MW. Mức độ bức xạ mặt trời tính bình quân có thể đạt khoảng 3-5 kWh/m2/ngày, số giờ nắng bình quân hàng năm khoảng 2.500 -3.000 giờ. Nếu lấy trung bình cứ khoảng 1 ha thu được 1 MW điện mặt trời, Việt Nam có thể sản xuất ra hàng chục ngàn MW công suất từ bức xạ năng lượng mặt trời.
Đối với nguồn năng lượng sinh khối, Việt Nam là nước có nông, lâm, ngư nghiệp phát triển, phụ phẩm từ rừng, biển, nông nghiệp hàng năm rất to lớn. Ngoài ra, việc tận dụng các nguồn rác thải công nghiệp, sinh hoạt từ các thành phố… đều có thể sản xuất ra điện. Nguồn năng lượng sinh khối của Việt Nam năm 2015 đạt khoảng 58 triệu TOE, dự kiến năm 2030 sẽ đạt khoảng 70 triệu TOE và năm 2050 sẽ đạt khoảng 88 triệu TOE..
Đến nay, tại Việt Nam, NLTT cũng đã từng bước tạo ra triển vọng việc làm đáng chú ý. Các doanh nghiệp sản xuất điện gió, điện mặt trời và cả doanh nghiệp sản xuất pin mặt trời, turbine gió đã và đang phát triển. Đó là nhà máy sản xuất pin mặt trời ở Bắc Giang như Vina Solar, JASolar, BoViet, nhà máy sản xuất turbine gió GE tại Hải Phòng hay các nhà máy điện gió Bạc Liêu, Bình Thuận…
theo Kịch bản Phát triển năng lượng bền vững tối ưu (ASES), ngành NLTT của Việt Nam có thể tạo ra 700.000 việc làm mới liên quan đến lĩnh vực này trong thời gian tới. Công ty Navigos Group VN chuyên đánh giá về thị trường tuyển dụng lao động cũng đánh giá nhu cầu tiêu thụ điện cho sản xuất và sinh hoạt không ngừng tăng cao ở Việt Nam. Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, thị trường lao động trong ngành điện, năng lượng hứa hẹn sẽ khởi sắc.
GS.TS Nguyễn Thế Mịch – Đại học Bách khoa Hà Nội
Ngành Năng Lượng Tái Tạo học ở đâu?
Đáp ứng nguồn nhân lực cho thị trường lao động đang rộng mở, những năm gần đây, sau đây là danh sách các trường đào tạo ngành năng lượng tái tạo:
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)
USTH là trường đại học tiên phong ở Việt Nam đào tạo từ bậc cử nhân đến tiến sĩ ngành NLTT. Năm 2010, Khoa Năng lượng của trường bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên với hai chuyên ngành: green electric city (điện xanh) và năng lượng sinh học.
Điểm chuẩn ngành năng lượng tái tạo USTH 2020: 20.3
Điểm nổi bật của chương trình tại USTH:
- Đào tạo bám sát nhu cầu tuyển dụng thực tế của các doanh nghiệp
- Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức danh tiếng trong nước và quốc tế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như Tập đoàn Artelia, GreenID Việt Nam, Phòng thí nghiệm G2Elab (Đại học Grenoble Alpes), Đại học Toulouse III, Trung tâm Hợp tác quốc tế về Nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển (CIRAD, Pháp), Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về phát triển môi trường (CIRED) thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS)…
- Tạo cơ hội cọ xát, tiếp cận với những công nghệ mới, kiến thức mới trong lĩnh vực năng lượng
Ngành năng lượng tái tạo SPKT
Năm 2018, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã tuyển sinh ngành NLTT. Là trường có điểm chuẩn ngành cao nhất khu vực phía nam.
Trường hướng sinh viên giải quyết các vấn đề chuyên ngành công nghệ năng lượng tái tạo, có các kỹ năng làm việc và phát triển kỹ năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ năng lượng tái tạo phù hợp với nhu cầu xã hội.
Điểm chuẩn ngành năng lượng tái tạo SPKT 2020: 23.5
Đại học Công nghiệp TP HCM
Năng lượng tái tạo là chuyên ngành trong ngành học CNKT Điện, điện tử của trường ĐH Công Nghiệp.
Điểm nổi bật 02 mục tiêu chính trong chương trình đào tạo:
- Có kiến thức về lý thuyết chuyên ngành năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng
- Có kiến thức thực tiễn về các thiết bị sử dụng trong năng lượng tái tạo
Điểm chuẩn ngành năng lượng tái tạo Đại học Công nghiệp TP HCM năm 2020: 20.5
Học năng lượng tái tạo ra làm gì
Học Ngành Năng lượng tái tạo, sinh viên được được cung cấp các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa), kiến thức cơ sở nền tảng như kỹ thuật điện, điều khiển, và năng lượng. Các nội dung chính sinh viên được học tập và nghiên cứu gồm:
- Các môn khoa học cơ bản: Toán, lý, hóa, tin học kỹ thuật ; Các môn kỹ thuật cơ sở nền tảng như : Kỹ thuật điện, điện tử, điều khiển, nhiệt, thủy lực
- Các môn chuyên ngành tập trung vào điện, điều khiển, vận hành các nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời, sinh khối), lập và quản lý dự án,…
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành NLTT có thể làm việc trong ngành năng lượng, ngành điện (ví dụ như Tập đoàn điện lực Việt Nam), các cơ quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng, có nhiều cơ hội làm việc cho các công ty nước ngoài đầu tư các dự án về NLTT, đặc biệt là năng lượng tái tạo sạch tại Việt Nam, hoặc nhận được các học bổng du học về NLTT…
GS.TS Nguyễn Thế Mịch – Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết theo Kịch bản Phát triển năng lượng bền vững tối ưu (ASES), ngành NLTT của Việt Nam có thể tạo ra 700.000 việc làm mới liên quan đến lĩnh vực này trong thời gian tới.
Vậy bài viết đã giới thiệu bạn về “năng lượng tái tạo là gì”. Đây là một ngành học rất tiềm năng trong xu thế xanh của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cho thập kỷ tiếp theo 2025 – 2050.
Bài viết liên quan: