Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học 2023

     Sự xuất hiện của nhiều dây chuyền công nghệ, phương thức sản xuất hiện đại  trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi nhu cầu rất lớn nhân lực ngành Kỹ thuật Hóa học. Với các bạn trẻ đam mê môn hóa, ngành công nghệ kỹ thuật hóa học không chỉ thoả niềm yêu thích gắn bó dài lâu mà còn rất hot cơ hội việc làm, với mức thu nhập không hề thấp.

Kỹ thuật hoá học là gì?

Kỹ thuật Hóa học là một lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên nghiên cứu và ứng dụng những kiến thức hóa học và kỹ thuật vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ công nghiệp và đời sống xã hội.

Ngày nay, công nghệ kỹ thuật hóa học ngày càng giữ vai trò quan trọng, trở thành vị trí không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực sản xuất như:

  • Trong sản xuất các mặt hàng tiêu dùng (cao su, nhựa, chất tẩy rửa, sơn, mực in, giấy, thuốc nhuộm, gốm sứ, thủy tinh, mỹ phẩm, dược phẩm…)
  • Trong nông nghiệp (thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế biến nông – lâm – thủy – hải sản)
  • Trong sản xuất vật liệu (xi măng, bê tông, gạch, vật liệu hàng không..)
  • Trong các ngành công nghiệp lương thực – thực phẩm- đồ uống
  • Trong công nghiệp dệt – da
  • Trong công nghiệp điện hóa (pin, chống ăn mòn, mạ điện, bảo vệ kim loại..),
  •  Trong công nghiệp hóa chất (hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, dược – mỹ phẩm…)
  • Trong công nghiệp cơ khí (khai khoáng, luyện kim, cao su, polymer…),
  • Trong công nghiệp điện lực – nhiên liệu – năng lượng (khai khoáng, khai thác và chế biến dầu mỏ, nhiên liệu sinh học, pin, acquy)…

Ngành kỹ thuật hoá học học gì?

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật hoá học trang bị cho sinh viên:

Kỹ thuật hóa học đại cương

  • Các môn học về khoa học chính trị như chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh;
  • Các kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng;
  • Kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên như toán học, xác suất thống kê;
  •  Kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn, có hiểu biết thông thạo Anh Ngữ và kiến thức cơ bản về tin học.

Cơ sở ngành

  •  Kiến thức về tính toán, thống kê, thiết kế, các quá trình thiết bị trong Công nghệ Kỹ thuật Hóa học như truyền nhiệt, truyền khối, truyền động…nhằm đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
  • Kiến thức cơ bản tính chất vật lý, hóa học, các phương pháp phân tích hóa lý trong Công nghệ kỹ thuật hoá học.
  • Kiến thức cơ bản về khoa học và hóa đại cương, hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hóa phân tích, đồng thời nắm được cách thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu trong quá trình thực tập, nghiên cứu trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
  • Kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng trong kỹ thuật hoá học nhằm tối ưu hóa, tính toán và mô phỏng các quá trình, các hệ thống trong kỹ thuật hoá học.

Chuyên ngành kỹ thuật hóa học

  •  Các kiến thức chuyên môn về hóa hữu cơ, hóa vô cơ, hóa dầu, hóa mỹ phẩm, vật liệu mới, các đồ án chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học, thực tập ngành nghề nhằm giúp người học có khả năng tính toán, thiết kế, thi công một hệ thống, một phần hoặc toàn bộ quá trình trong lĩnh vực Kỹ thuật hóa học nhằm đáp ứng các nhu cầu trong thực tế sản xuất.
  • Kiến thức về môi trường, trách nhiệm đối với môi trường từ đó khuyến khích sinh viên sử dụng các phương pháp hay công nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường trong tương lai sau khi tốt nghiệp

Và các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm cần thiết khác phục vụ cho công việc về sau.

Kỹ thuật hóa học ra trường làm gì?

Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hoá học sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc sau:

  • Tham gia nghiên cứu và phát triển các sản phẩm và quy trình mới, làm việc ở phòng lab tại các viện nghiên cứu; các công ty dược phẩm; các công ty hóa mỹ phẩm; công ty thực phẩm; các công ty kiểm định, giám định và cấp giấy chứng nhận. Phát triển và thiết kế, tối ưu hóa các loại máy móc để sản xuất ra các sản phẩm mới đó.
  • Làm việc tại các nhà máy sản xuất, chịu trách nhiệm về việc vận hành và điều khiển máy móc trong quá trình sản xuất (máy đóng gói, các loại dây chuyền tự động trong ngành dược, hóa mỹ phẩm và thực phẩm; các loại máy phân tích – HPLC, GC, FTIR, AAS trong ngành môi trường; các loại thiết bị trong ngành lọc hóa dầu.
  • Tham gia vào quản lý quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm trong các xí nghiệp, nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm, hoá – mỹ phẩm, vật liệu …
  • Mở công ty mua bán hoặc sản xuất các loại máy móc hoặc sản phẩm liên quan đến ngành này; làm nhân viên kinh doanh (sales) cho các công ty với nhiệm vụ tư vấn các loại sản phẩm và máy móc cho khách hàng.
  • Giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng…
  • Ngoài ra còn một số công việc khác như làm: Kỹ sư môi trường, Kỹ sư vật liệu, Quản lý năng lượng, kỹ sư quản lý nước, chất thải…

Kỹ thuật hoá học thi khi nào?

Các khối xét tuyển ngành Kỹ thuật hóa học thường dùng bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)

Ngoài ra, thí sinh cũng có thể xét tuyển các tổ hợp môn mới có Hoá khác như:

  • A 6:Toán-Hoá- Địa;
  • A 11: Toán- Hoá- GDCD;
  • A 18: Toán- KHXH-Hoá;
  • C08: Văn, Hoá, Sinh…

Kỹ thuật hoá học học trưng nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?

Kỹ thuật hóa học tại hà nội

  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội:18,5 (n ăm 2020)
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam:15 (năm 2020)
  • Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: 14 (năm 2020)
  • Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội: 17 (năm 2020)
  • Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: 18 (năm 2020)

Các trường đào tạo kỹ thuật hóa học TPHCM

  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh: 22,75 (năm 2020)
  • Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh: 20,5 (năm 2020)
  • Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh: 17 (năm 2020)
  • Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM: 16 (năm 2020)
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh: 25.5 (năm 2020)
  • Trường ĐH Bách Khoa TPHCM: 26,75 (năm 2020)
  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng: 28 (năm 2020- Môn Hoá  điều kiện)

Các trường đại học kỹ thuật hóa học (Công nghệ) ở tỉnh/thành khác

  • Trường Đại học Cần Thơ: 19 (năm 2020)
  • Trường Đại học Quy Nhơn: 15 (năm 2020)
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên: 15,5 (năm 2020)
  • Trường Đại học Nha Trang: 15 (năm 2020)

Mức lương ngành Kỹ thuật hoá học là bao nhiêu?

Tại Việt Nam, kỹ sư hóa học đứng thứ 5 trong top 10 ngành nghề có mức lương cao nhất.

 Mức lương trung bình của mọi vị trí việc làm trong ngành này khoảng 9 – 10 triệu đồng/tháng.

Những kỹ sư lành nghề và đạt được nhiều thành tích cao trong công việc, mức lương có thể lên cao gấp 2-3 lần, khoảng 20-30 triệu đồng/tháng và còn có thể cao hơn nữa.

Câu hỏi thường gặp về ngành kỹ thuật hoá học

Ngành kỹ thuật hóa học có độc hại không

Học công nghệ kỹ thuật hóa học không có gì nguy hiểm và nhiễm độc cả. Nội dung các em học gồm phần kỹ thuật hóa học liên quan đến tình toán các quá trình (hóa, lý, nhiệt, sinh) xảy ra khi vật liệu được chế biến thành sản phẩm. Đồng thời phải tối ưu hóa để giảm giá thành sản xuất.

Các phương pháp thí nghiệm sẽ được trang bị để thực hành tốt công việc liên quan đến nghiện cứu và phát triển sản phẩm mới. Phần tiếp theo được học là qui trình công nghệ sản xuất các sản phẩm như sấy khô, chiết tách hoạt chất,….

Trong lúc thí nghiệm các em có tiếp xúc hóa chất cũng như các ngành khác như dược học, thực phẩm, môi trường,….Việc tuân theo các qui định giúp các em không bị nguy hiểm gì cả. Em yên tâm vì rất nhiều kỹ sư đã tốt nghiệp ở đây và chưa có ai bị gì cả nhé.

Trích nguồn: BM Công Nghệ Hóa (Khoa Hóa và CNTP) – ĐH Nông Lâm TPHCM

Con gái có nên học công nghệ kỹ thuật hóa học?

Có và cơ hội nghề nghiệp gấp “n” lần: Theo tuoitre.vn, TS Trần Kim Tuyền cho rằng cơ hội việc làm với sinh viên nữ tốt nghiệp cùng ngành kỹ thuật với nam giới là nhiều hơn gấp “n” lần. Nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng nghề của ứng viên không hẳn ở sức mạnh, mà vào sự khéo léo, tinh nhạy, thậm chí ở các kỹ năng mềm như khả năng ứng xử, giao tiếp… Những đặc điểm này vốn là lợi thế của phái nữ.

Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác