500x414 Optimize

Khối C15 gồm những môn nào? Cách tính điểm khối C15?

Những năm gần đây, nhiều trường đại học tổ chức tuyển sinh khối C15. Các thí sinh có thế mạnh về nhóm môn khoa học xã hội cũng thích chọn C15 để ứng tuyển đại học. Khối C15 gồm những môn nào? Cách tính điểm khối C15? Các ngành, trường tuyển sinh khối C15?…là những câu hỏi nhiều thí sinh quan tâm.

Khối C15 gồm những môn nào?

Khối C15 là tổ hợp môn mới mở rộng từ khối C truyền thống. Khối C15  bao gồm các môn: Toán – Văn – Khoa học xã hội.

Môn Toán và Văn là môn bắt buộc trong thi tốt nghiệp THPT. Bài thi Khoa học xã hội là bài thi tự chọn trong thi tốt nghiệp THPT với 3 môn thành phần Sử, Địa, Giáo dục công dân.

Những thí sinh có thế mạnh các môn khoa học xã hội sẽ khá thuận lợi khi chọn C15 xét tuyển đại học.

Cách tính điểm khối C15?

Nếu chọn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp để ứng tuyển, với khối C15,  khi đăng ký thi tốt nghiệp, ngoài các môn thi bắt buộc theo quy định, thí sinh cần chọn bài thi Khoa học xã hội (là bài thi tự chọn).

Các khối thông thường chỉ xét điểm 3 bài thi của 3 môn học, riêng với khối C15, điểm số xét trên 3 bài thi nhưng liên quan đến 5 môn học. Đó là các môn: Toán, Văn, Sử-Địa-Giáo dục công dân (trong bài thi Khoa học xã hội)

Với 2 bài thi Toán, Văn, điểm số được tính trên chính điểm của 2 môn Toán, Văn. Bài thi Khoa học xã hội bao gồm 3 môn Sử – Địa – GDCD, nên điểm của bài thi Khoa học xã hội sẽ được tính bằng điểm trung bình chung của 3 môn thành phần.

Như vậy, tổng điểm khối C15 để thí sinh xét tuyển đại học sẽ tính trên công thức: Điểm môn Toán+Điểm môn Văn+ Điểm bài thi Khoa học xã hội (tức điểm trung bình 3 môn thành phần Sử, Địa, Giáo dục Công dân).

Khối C15 gồm những ngành nào?

Khối C15 thường được các trường tuyển sinh vào các nhóm ngành học như: Đào tạo giáo viên; Khoa học xã hội và hành vi; Kinh tế; Luật; Truyền thông báo chí…

Cụ thể các ngành học tuyển sinh khối C15 như sau:

Mã NgànhTên Ngành
52850101Quản lý tài nguyên và môi trường
52760101Công tác xã hội
52620115Kinh tế nông nghiệp
52580110Kiến trúc cảnh quan
52580102Kiến trúc
52380107Luật kinh tế
52380101Luật
52340301Kế toán
52340201Tài chính – Ngân hàng
52340107Quản trị khách sạn
52340103Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
52340101Quản trị kinh doanh
52320402Kinh doanh xuất bản phẩm
52320205Bảo tàng học
52320201Thông tin học
52310206Quan hệ quốc tế
52310205Quản lý nhà nước
52310106Kinh tế quốc tế
52310104Kinh tế phát triển
52310101Kinh tế
52220342Quản lý văn hóa
52220330Văn học
52220201Ngôn ngữ Anh
52220113Việt Nam học
52220101Tiếng việt và văn hóa Việt Nam
52210405Thiết kế nội thất
52210402Thiết kế công nghiệp
52140219Sư phạm địa lý
52140218Sư phạm lịch sử
52140217Sư phạm ngữ văn
52140101Giáo dục tiểu học

Trường nào tuyển sinh khối C15?

Đến nay, đã có thêm nhiều trường xét tuyển khối C15, rộng cơ hội cho thí sinh vào đại học, trong đó có cả những trường tốp. Bạn có thể  tham khảo ngay một số trường có xét tuyển khối học này sau đây:

Các trường tuyển khối C15 khu vực phía Bắc

  • Đại học Lâm Nghiệp
  • Đại học VH-TT và Du lịch Thanh Hoá

Các trường tuyển khối C15 khu vực miền Trung

  • Đại học Tài chính kế toán
  • Đại học Kinh tế Huế
  • Đại học Duy Tân
  • Đại học Đông Á – Đà Nẵng

Các trường tuyển sinh khối C15 khu vực miền Nam

  • ĐH Sư Phạm TPHCM
  • ĐH An Giang
  • ĐH Thủ Dầu Một

Bí quyết đạt điểm cao khối C15

Các bài thi/môn thi thành phần của khối C15 nằm trong kế hoạch thi tốt nghiệp THPT, vì thế khi chọn khối thi này, thí sinh sẽ nhất cử lưỡng tiện, vừa xét tốt nghiệp, vừa xét đại học.

Để học tốt các môn thành phần khối C15, thí sinh cần chú ý một số điểm sau:

Môn Toán

Ôn tập theo dạng đề giúp nhanh chóng nắm vững những công thức và tìm ra cách giải đề thi nhanh chóng, chính xác nhất.

Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của chương trình học lớp 12 theo từng chủ đề để dễ nắm bắt hơn.

Bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa, bởi chỉ khi nắm được kiến thức cơ bản, học kỹ phần lý thuyết thì mới có thể làm tốt các bài tập từ mức độ dễ đến khó.

Nên ôn luyện công thức sau mỗi bài học để tránh dồn đến cuối chương.

Ngoài ôn tập lý thuyết cần tích cực luyện giải đề thi để làm quen với các dạng bài và cấu trúc làm bài đó như thế nào để không bị bỡ ngỡ khi gặp phải bài toán trong đề thi.

Sưu tầm các đề thi của năm trước, tập giải thử, sau đó đối chiếu với đáp án để biết mình còn yếu ở phần kiến thức nào.

Môn Ngữ Văn

Nên hệ thống lại mọi kiến thức đã học: Từ Đọc hiểu đến Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học bằng cách gạch ra các ý chính; sắp xếp thành hệ thống chủ điểm; hệ thống thành các dạng đề… Cần sắp xếp các nội dung kiến thức ấy thành sơ đồ hóa, sơ đồ tư tuy cho dễ nhớ.

Chủ động ôn luyện thật kĩ, tham khảo các đề thi và đáp án đổi mới. Không được bỏ qua bất cứ một tác phẩm văn học nào đã học trong chương trình, trừ phần Bộ giảm tải.

Đề thi môn Ngữ văn THPT những năm gần đây được đổi mới nhằm kiểm tra hai năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản; yêu cầu người học phải biết phân tích, suy luận và vận dụng. Vì vậy, việc ôn tập và làm theo lối văn mẫu, chép nguyên lại bài giảng là không có hiệu quả.

Nên biết tận dụng thời gian ôn tập trên lớp với GV và các bạn học cùng; không hiểu gì hỏi ngay thầy cô để có được hiểu biết nhất định.

Cần rèn luyện kĩ năng viết bài, trình bày bài cẩn thận. Với các câu hỏi nhận biết, tái hiện kiến thức, HS có thể trả lời gọn gàng, trúng ý, không lan man. Với những câu hỏi vận dụng, liên hệ, và đặc biệt là tạo lập văn bản (đoạn văn, bài văn) thì HS nên trình bày theo các thao tác lập luận cụ thể; có liên hệ, so sánh, lí giải; phân tích..

Cần sưu tầm và tự giải nhiều đề, tiếp cận với các câu hỏi mới để rèn tâm lí, chuẩn bị tinh thần thật tốt… HS không nên đọc đáp án trước, mà nên tư duy tự trả lời, sau đó mới so sánh đáp án sau.

Môn Lịch sử

Để việc nắm kiến thức được tốt, hãy chia nhỏ các mốc lịch sử và gắn cho nó những ghi chú quan trọng

Học bằng  phương pháp  viết là cách học hiệu quả để nhớ bài được lâu nhất. Cuối mỗi buổi học, hãy dành chút thời gian để đối chiếu lại những gì đã ghi với những gì trong sách vở. Nên có sự so sánh, đối chiếu những nội dung đã được học với nhau.

Nên thảo luận, trao đổi kiến thức giữa những người học với nhau để có kết quả học tập tốt.

Nên sử dụng hình ảnh của sơ đồ tư duy giúp tiếp thu nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn.

Nên học từng phần một, học đến đâu chắc đến đấy. Có thể chia làm Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam… Sau đó hãy phân theo các mốc thời gian cụ thể để học, học phần nào xong phần đó. Trong mỗi phần sẽ có những bài khác nhau, hãy chọn ra những ý chính để học.

Môn Địa Lý

Thí sinh cần nắm vững lý thuyết trong sách giáo khoa. Cần hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy, hoàn thiện các phần kiến thức, kỹ năng và ôn tập lại theo chủ đề: tự nhiên, các ngành kinh tế, dân cư – xã hội, các vùng kinh tế.

Ở mỗi chủ đề, thí sinh cần nắm vững các nội dung cốt lõi cũng như các vấn đề cần giải quyết. Với mỗi vấn đề quan trọng,  cần nắm “từ khóa” nói lên nội dung, không nên học thuộc lòng.

Việc chia theo chủ đề là phương pháp học tập hiệu quả và khoa học. Phương pháp này sẽ giúp thí sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức hơn và tránh nhầm lẫn trong quá trình học.

Thí sinh nên rèn luyện cách xem bản đồ sao cho thuần thục và chính xác bằng cách rèn luyện nhiều lần. Hãy tập phản xạ nhanh để xác định được vị trí của các vùng, các tỉnh, các đối tượng địa lý. Ngoài ra, cần nắm rõ các ký hiệu để đọc bản đồ; phối hợp nhiều trang Atlat để trả lời một câu hỏi.

Nắm vững kiến thức về đặc tính thể hiện của từng loại biểu đồ: tròn, cột (cột đơn, cột ghép, cột chồng); biểu đồ đồ thị (đường biểu diễn); biểu đồ miền và biểu đồ kết hợp (cột và đường). Một số ví dụ: thể hiện quy mô và cơ cấu chọn biểu đồ tròn; biểu đồ đường sẽ thể hiện tốc độ tăng trưởng; tỉ lệ gia tăng…

Môn Giáo dục Công dân

Để làm được bài thi môn GDCD bắt buộc thí sinh phải học thuộc lý thuyết. Nếu không sẽ không “giải quyết” được phần bài tập dù ở mức độ không khó.

Mặt khác, với môn GDCD, thí sinh bắt buộc phải học từ tiêu đề trở đi bởi đây là nội dung chính nhất của bài. Và thông thường những câu hỏi nhận biết được đưa ngay vào tiêu đề kể cả phần 1 hoặc chọn a, b, c trong đề thi.

Đặc biệt, với phần tình huống của câu hỏi vận dụng môn GDCD khá rắc rối. Để tránh bị loạn tình huống đưa ra “đánh lừa”, thí sinh có thể tránh bằng cách đọc thẳng vào câu hỏi, không đọc tình huống để tránh bị “loạn”.

Việc nắm chắc từ khóa trong câu hỏi là điều cần thiết khi thí sinh làm bài thi môn GDCD. Để có thể thực hiện tốt phương pháp loại trừ, thí sinh cần vẽ được sơ đồ tư duy của từng bài để hình dung mình học những gì, từ đó khoanh vùng kiến thức tốt hơn.

325x40
Nhận bài viết mỗi ngày