500x414 Optimize

Ngành Luật học trường nào? Điểm chuẩn ngành Luật?

Hiện nay, trong xu hướng toàn cầu hoá, giao thương quốc tế phát triển, các giao kết rất cần thẩm định về mặt pháp lý, vì thế nhu cầu việc làm của ngành luật đang rất rộng mở. Không chỉ làm quan tòa hoặc luật sư, tốt nghiệp ngành này sinh viên còn có thể làm việc tại các bộ phận pháp chế doanh nghiệp… Ngành này vì thế trở nên thu hút thí sinh.

Ngành Luật là gì?

Ngành Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Trong đó có các lĩnh vực chính như: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý…

Ngành Luật học gì?

SV sẽ được học những môn như sau:

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Tâm lý học đại cương
  • Xã hội học đại cương
  • Lý luận về nhà nước và pháp luật
  • Luật hành chính
  • Luật hiến pháp
  • Lịch sử nhà nước và pháp luật
  • Luật dân sự
  • Luật hình sự
  • Luật thương mại
  • Luật tài chính
  • Luật ngân hàng
  • Luật hôn nhân và gia đình
  • Luật lao động..

và rất nhiều môn học khác để SV lựa chọn và theo học, phục vụ kiến thức chuyên môn xác định công việc sau này.

Các chuyên ngành của ngành Luật

Các ngành luật bao gồm? Ngành Luật cũng được phân thành các chuyên ngành. Theo học ngành này tùy vào mỗi chuyên ngành sinh viên sẽ được trang bị kiến thức khác nhau:

  • Luật Dân sự ngoài những kiến thức pháp luật chung, sinh viên ngành luật Dân sự còn được trang bị những kỹ năng về các quan hệ pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình; đường lối xử lý các quan hệ ấy khi có vi phạm hay tranh chấp và các căn cứ áp dụng.
  • Luật Hành chính: Sinh viên được cung cấp thêm những ý kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, về công chứng và luật sư, về cải cách nền hành chính.v..v
  • Luật hình sự:Chương trình đào tạo của Luật hình sự cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tiễn về tư pháp hình sự, bao gồm các vấn đề trong khoa học hình sự (như tội phạm, hình phạt, trách nhiệm hình sự, các biện pháp tư pháp, quyết định hình phạt,…); khoa học tố tụng hình sự (như các nguyên tắc của tố tụng hình sự, chứng cứ, các biện pháp ngăn chặn, các cơ quan tiến hành tố tụng,…); khoa học thi hành án hình sự (như người bị kết án, các cơ quan thi hành án, thủ tục, trình tự thi hành các loại hình phạt, các biện pháp tư pháp,…).
  • Luật Kinh tế: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.Trang bị kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý;… để đáp ứng yêu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp.
  • Luật quốc tế: Gồm 3 khối kiến thức cơ bản là Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật Thương mại quốc tế. Cung cấp những kiến thức liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài,…

Ngành Luật ra trường làm gì?

Việc làm ngành luật bao gồm:

  • Công tác trong các cơ quan chính quyền các cấp gồm các cơ quan trung ương và cơ quan địa phương như: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Chính Phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ngành Trung ương, Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở, ban ngành địa phương, các cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến xây dựng chế độ, chính sách pháp luật,…
  • Trong các cơ quan tư pháp như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án.
  • Trong các tổ chức tư vấn dịch vụ pháp lý: Văn phòng luật sư, Công ty luật, văn phòng công chứng…
  • Công tác tại các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội: các cơ quan Đảng các cấp và tổ chức chính trị xã hội…
  • Làm việc trong các doanh nghiệp với vai trò tư vấn pháp lý.
  • Đảm nhận công tác giảng dạy: tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo (các viện nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học phổ thông).

Các trường đào tạo ngành Luật/ngành luật lấy bao nhiêu điểm?

Khu vực phía Bắc

Đại học Luật Hà Nội

Điểm trúng tuyển các ngành Luật của Đại học Luật Hà Nội năm 2020 cụ thể như sau:

Ngành Luật: A00: 24.7; A01: 23.1; C00:27.75; D01,02,03: 25.

Ngành Luật kinh tế: A00: 25.25; A01: 25.65; C00: 29; D01,D02,D03: 25.15.

Ngành Luật Thương mại quốc tế trường tuyển sinh ở các khối A01 và D01 với điểm trúng tuyển lần lượt là: 24.6 và 25.6.

Ngoài ra ngành Luật dành cho phân hiệu Đaklak xét tuyển các khối giống với ngành Luật, ngành Luật kinh tế có điểm trúng tuyển trung bình từ 15.5 – 16.75.

Cùng tìm hiểu thêm về đại học Luật Hà Nội: https://truongvietnam.net/hoc-phi-dai-hoc-luat-ha-noi/

ĐH Luật Hà Nội

Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

Điểm chuẩn Khoa Luật – ĐHQGHN 2020 cụ thể:

Ngành Luật: C00: 27.5 (điểm chuẩn ngành này cao nhất khu vực miền Bắc); A00: 24.3; D01: 24.4; D03: 23.25; D78: 24.5.

Ngành Luật chất lượng cao Khoa Luât đại học Quốc gia Hà Nội có điểm chuẩn là 23.75 cho các khối thi A01; D01; D07; D78.

Các thí sinh có điểm từ 24.8 trở lên sẽ trúng tuyển vào ngành Luật Kinh Doanh Khoa Luật ĐHQG Hà Nội ở các khối A00; A01; D01; D03; D78; D82.

24.55 là điểm trúng tuyển vào ngành Luật thương mại quốc tế với các khối thi giống ngành Luật Kinh Doanh.

Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

Học viện Tòa án

Điểm chuẩn Học viện Tòa án theo kỳ thi THPT 2020 cụ thể như sau:

Phía Bắc: Điểm xét tuyển các khối A00; A01; C00; D01

  • Đối với nam lần lượt là: 22.1; 24.05; 26.25; 21.7
  • Đối với nữ lần lượt là: 24.15; 23.7; 27.25; 23.8

Ở phía Nam điểm xét tuyển các khối tương tự như phía Bắc tuy nhiên  điểm có phần thấp hơn cụ thể:

  • Đối với nam lần lượt là: 22.05; 21.4; 24.5; 21.1
  • Đối với nữ lần lượt là: 24; 22.95; 25.5; 23.5
Học viện tòa án

Đại học Kiểm sát

Điểm chuẩn Đại học Kiểm sát theo kết quả thi THPT 2020

  • Đối với nam: A00: 25,2; A01: 21,2; C00: 27,5;D01: 23,45
  • Đối với nữ: A00:25,7; A01: 22,85;C00: 29,67; D01: 25,95
Trường Đại Học Kiểm Sát Hà Nội

Đại học Kinh tế Quốc dân

Điểm chuẩn theo kết quả thi THPT 2020; Ngành Luật: 26,20; Ngành Luật Kinh tế: 26,65

ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Cùng tìm hiểu thêm

Đại học Nội vụ

Điểm chuẩn theo kết quả thi THPT 2020, Ngành Luật: 18 (Riêng khối C 20)

Đại học nội vụ

Đại học Lao động xã hội Hà Nội

Điểm chuẩn theo kết quả thi THPT 2020, Ngành Luật Kinh tế: 15

Đại học Lao động xã hội Hà Nội

Đại học Mở Hà Nội

Điểm chuẩn theo kết quả thi THPT 2020:

  • Ngành Luật: 21,80
  • Ngành Luật Kinh tế: 23
  • Ngành Luật quốc tế: 20,50
ĐH Mở Hà Nội

Đại học Tài nguyên môi trường Hà Nội

Điểm chuẩn theo kết quả thi THPT 2020 là 23,25

Đại học Tài nguyên môi trường Hà Nội

Khu vực miền Trung

Đại học Luật – Đại học Huế

Điểm chuẩn theo kết quả tuyển sinh THPT 2020

  • Ngành Luật: 17,50
  • Ngành Luật Kinh Tế: 16,25
Đại học Luật – Đại học Huế

Đại học Kinh tế –  Đại học Đà Nẵng

Điểm chuẩn theo kết quả thi THPT 2020 Ngành Luật: 23 điểm; Ngành Luật Kinh tế  24 điểm.

Đại học Kinh tế –  Đại học Đà Nẵng

Khu vực phía Nam

Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Điểm chuẩn theo kết quả thi THPT 2020

Ngành Luật: A00: 24.0; A001: 22.5; C00: 27; D01,03,06: 22.75;

Ngành Luật Thương mại quốc tế: A01: 26.25; D01,03,06: 26.25; D66,69,70: 26.5; D84,87,88: 26.5;

ĐH Luật TPHCM

Đại học Kinh tế – Luật Đại học Quốc gia TPHCM

Điểm chuẩn theo kết quả thi THPT 2020

  • Luật (Luật Dân sự): 25.0
  • Luật (Luật Dân sự) Chất lượng cao: 23.8
  • Luật (Luật Tài chính – Ngân hàng): 25.25
  • Luật (Luật Tài chính – Ngân hàng) Chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp: 22.20
  • Luật Kinh tế (Luật Kinh doanh): 26.30
  • Luật Kinh tế (Luật Kinh doanh) Chất lượng cao: 25.80
  • Luật Kinh tế (Luật Thương mại quốc tế): 26.65
  • Luật Kinh tế (Luật Thương mại quốc tế) Chất lượng cao: 26.45
UEL

Đại học Sài Gòn

Điểm chuẩn theo kết quả thi THPT 2020, Khối D01 là 22.35 và Khối C03 là 23.35

SGU

Đại học Công nghệ (HUTECH)

Điểm chuẩn ngành Luật, Luật Kinh tế  theo kết quả thi THPT 2020 cho tất cả các khối thi A00, A01, C00, D01 là 18 điểm.

Đại học Công nghệ (HUTECH)

Đại học Tôn Đức Thắng

Điểm chuẩn theo kết quả thi THPT 2020 là 33,25

Đại học Tôn Đức Thắng

Đại học Mở

Điểm chuẩn theo kết quả thi THPT 2020

  • Ngành Luật: 22,80 (Khối C00 cao hơn 1,5 điểm)
  • Ngành Luật Kinh tế: 23,55(Khối C00 cao hơn 1,5 điểm)
  • Ngành Luật Kinh tế CLC: 19,2
ĐH Mở TPHCM

ĐH Lao động xã hội TPHCM

Điểm chuẩn theo kết quả thi THPT 2020, Ngành Luật Kinh tế: 15

Đại Học Lao Động – Xã Hội

Đại học Cần Thơ

Điểm chuẩn theo kết quả thi THPT 2020 cho các chuyên ngành: 24,50

Đại học Cần Thơ
Làm luật sư cần giỏi môn gì

Làm luật sư cần giỏi kiến thức ở môn liên quan đến một bộ luật nhất định và kỹ năng phản biện.

325x40
Nhận bài viết mỗi ngày