Phổ điểm là gì?

Sau mỗi mùa công bố điểm thi tốt nghiệp THPT chúng ta thường hay nghe đến từ phổ điểm kèm với những lời bình kiểu như “phổ điểm đẹp”, “Phổ điểm có đường cong đều”… Vậy phổ điểm là gì? Phổ điểm có ý nghĩa như thế nào trong tuyển sinh đại học? Và thí sinh được lợi gì từ tham khảo thông tin liên quan đến phổ điểm?

Phổ điểm là gì?

Phổ điểm là điểm của thí sinh tham gia vào môn thi/tổ hợp hợp môn thi nào đó. Thường các mức điểm của thí sinh sẽ được biểu diễn bằng một biểu đồ, trong đó một trục ghi số điểm, một trục ghi số thí sinh có số điểm đó.

Có hai loại phổ điểm: theo môn thi và theo khối.

Phổ điểm theo từng môn thi

Như phổ điểm môn Toán, Văn, Anh…

Ví dụ năm 2020 cả nước có 845.473 thí sinh dự thi môn Toán thi tốt nghiệp THPT.

Điểm trung bình của môn Toán là 6,68.

Điểm trung vị là 7.

Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7,8.

Số thí sinh có <=1 là 195 em.

153.367 thí sinh có điểm môn Toán dưới trung bình chiếm 18%.

Đặc biệt môn Toán có 273 thí sinh được điểm 10.

Phổ điểm theo khối

Phổ điểm theo tổ hợp môn như Toán-Lý-Hoá (A00); Văn-Sử-Địa (C00)…

Ví dụ, mùa thi 2020 có hơn 284.800 thí sinh sử dụng tổ hợp Toán- Lý- Hoá để đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Kết quả phân tích điểm thi theo tổ hợp ba môn này cho thấy: điểm trung bình là 21,46; điểm trung vị 21,9 điểm; tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 23.

Có 745.500 thí sinh đăng ký tổ hợp Toán- Văn-Anh. Điểm trung bình là 18,19; điểm trung vị 18,3; tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 19.

Phổ điểm có ý nghĩa gì?

Nhìn vào phổ điểm có thể rút ra được tình hình học tập của thí sinh của từng năm cũng như mức độ dễ/khó của đề thi có tác động lên nó.

Phổ điểm cũng phản ánh rõ mục tiêu của kỳ thi. Lấy ví dụ phổ điểm năm 2020, nhìn vào đó có thể thấy điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT năm này cao hơn so với những năm trước. Tỷ lệ điểm dưới trung bình các môn cũng giảm hơn. Lý do là ma trận đề thi giống như đề tham khảo đã được Bộ GD&ĐT công bố trước đó để thí sinh ôn tập; chương trình học được tinh giản do ảnh hưởng của dịch COVID-19; đề thi đã giảm độ khó. Chính vì vậy, kết quả thi phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp.

Tuy nhiên, mức độ phân hóa cũng vẫn đảm bảo trong phổ điểm mỗi môn thi và thậm chí còn đạt yêu cầu tốt hơn trước. Bằng chứng là số lượng điểm 9, điểm 10 không nhiều. Mục tiêu phân hoá cần thiết cho công tác tuyển sinh nếu các trường xét tuyển căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp.

Phổ điểm là thông tin rất quan trọng trong công tác tuyển sinh đại học. Căn cứ vào phổ điểm và dựa trên số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường, các trường ĐH sẽ xây dựng phương án điểm chuẩn phù hợp. Thường các đường cong phổ điểm rất đều, không dốc tạo điều kiện thuận lợi cho các trường xác định điểm trúng tuyển phù hợp với chỉ tiêu của mình.

Phổ điểm cũng là thông tin rất có ích cho thí sinh tham khảo và cân nhắc khi quyết định đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ.

Tham khảo phổ điểm như thế nào để tăng cơ hội trúng tuyển?

Sau khi Bộ GD và ĐT và các trường công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, khi chuẩn bị nộp đơn đăng ký xét tuyển thí sinh cần lưu ý:

Bình tĩnh và nghiên cứu kỹ chỉ tiêu và phổ điểm tuyển sinh của các trường từ 2-3 năm về trước; mạnh dạn lựa chọn các ngành mình yêu thích, sau đó xem những trường nào có đào tạo những ngành đó để đăng ký xét tuyển

Kết phổ điểm có kết quả tương đối giống với năm trước. Phân bố điểm khá đều, độ dốc không quá lớn, nhiều khả năng các trường sẽ chọn mức điểm chuẩn giống với năm trước. Một số trường ở “tốp dưới” sẽ chọn điểm chuẩn thấp hơn năm trước.

Nhìn trên số lượng thí sinh đạt mức điểm nào đó so với tổng nguyện vọng đăng ký thí  sinh sẽ  hình dung cơ  hội trúng tuyển.

Ví dụ nếu trên 15 điểm nhiều ở khối A, A 1, thì các trường tuyển khối A và A1 sẽ có đủ số lượng thí sinh đạt trên 15 điểm, vì vậy những thí sinh đạt 14 điểm, hoặc 14,5 điểm ít có cơ hội để đăng ký vào ĐH, nên tính đến việc chọn lựa các trường CĐ phù hợp với năng lực, sở trường.

Nếu khối D phổ điểm thấp hơn 15, thì  các thí sinh đạt 14 điểm hoặc 14,5 điểm (môn Ngoại ngữ chưa nhân đôi) sẽ có cơ hội đăng ký vào ĐH.

Nếu với khối C đỉnh phổ điểm ở mức 15 điểm, nhưng độ dốc phía điểm cao thoải hơn phía điểm thấp, chứng tỏ nhiều thí sinh đạt trên 15 điểm, do đó cơ hội cho các thí sinh đạt 15 điểm đăng ký vào ĐH khối C là không cao.

Điểm trung bình các tỉnh năm 2020

Điểm trung bình chi tiết của từng tỉnh. Nguồn ảnh: vietnmanet.vn
Điểm trung bình chi tiết của từng tỉnh 2. Nguồn ảnh: vietnmanet.vn
Điểm trung bình chi tiết của từng tỉnh 3. Nguồn ảnh: vietnmanet.vn

Xem thêm các bài viết tương tự khác:

Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác