Ngành Quản trị văn phòng là gì?

Không có một cơ quan, tổ chức nào hoạt động mà thiếu đi bộ phận văn phòng, từ cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là bộ phận văn phòng của hàng trăm ngàn doanh nghiệp. Vì thế, theo học ngành Quản trị văn phòng, người học khá rộng cơ hội việc làm.

Quản trị văn phòng là gì?

Văn phòng là bộ phận tham mưu đắc lực cho các cấp lãnh đạo và quản lý trong việc tổ chức, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều cần tuyển dụng những người được đào tạo về quản trị văn phòng để có thể giúp lãnh đạo trong việc thu thập, xử lý thông tin; tham mưu và đề xuất các phương án giải quyết vấn đề; giúp lãnh đạo quản trị hệ thống thông tin hiệu quả và ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng hệ thống quy chuẩn cho hoạt động văn phòng; soạn thảo và chuyển giao văn bản; lưu trữ hồ sơ; tổ chức các sự kiện, hội họp và truyền thông, quảng bá, giới thiệu hình ảnh cơ quan, danh nghiệp; đảm bảo cơ sở vật chất và phương tiện làm việc; liên lạc, giao dịch và có quan hệ tốt với công dân, tổ chức, đối tác, khách hàng…

Ngành Quản trị văn phòng cung cấp kiến thức về lý luận thực tiễn trong công tác văn thư, nhân lực quản lý, nhân lực phụ trách và các nhân viên trong văn phòng đáp ứng được nhu cầu tất yếu của các công ty, doanh nghiệp.

Thư ký
Thư ký là một vị trí từ có thể làm khi tốt nghiệp ngành này

Quản trị văn phòng học gì?

Chương trình đào tạo của ngành Quản trị văn phòng sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản sau:

  • Những môn học có tính lý luận nhằm trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về khoa học quản trị; về văn phòng và quản trị văn phòng; về tổ chức và hoạt động của văn phòng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp; về năng lực, phẩm chất của nhà quản trị và quản trị văn phòng; về ứng dụng công nghệ mới trong quản trị văn phòng…
  • Những môn học chuyên sâu về quản trị văn phòng, nhằm giúp người học nắm vững và có khả năng thực hiện đúng các quy trình, nghiệp vụ trong hoạt động văn phòng như: Quản trị hệ thống thông tin; quản trị nhân sự văn phòng; quản lý cơ sở vật chất; nghiệp vụ thư ký, lễ tân văn phòng;  xây dựng chương trình, kiểm tra, đánh giá trong công tác văn phòng; nghiệp vụ văn thư, lưu trữ; nghiệp vụ truyền thông và quan hệ công chúng…
  • Các môn học về kỹ năng hành chính và kỹ năng mềm trong quản trị văn phòng như: Kỹ năng soạn thảo và ban hành văn bản; kỹ năng quản lý, khai thác sử dụng hồ sơ, tài liệu; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tổ chức hội họp và sự kiện; kỹ năng tham mưu; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng kiểm soát và giải quyết xung đột…

Quản trị văn phòng ra làm gì?

*Sinh viên học ngành Quản trị văn phòng khi tốt nghiệp có thể làm các việc như:

  • Cán bộ quản lý văn phòng, lãnh đạo hoặc phụ trách bộ phận hành chính, văn phòng (Chánh, phó văn phòng; trưởng, phó phòng hành chính…) tại các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác;
  • Chuyên viên, nhân viên văn phòng làm việc tại các bộ phận hành chính – tổng hợp; hành chính – tổ chức; hành chính – nhân sự … trong Văn phòng các cơ quan nhà nước, Văn phòng các tổ chức xã hội từ trung ương đến địa phương và Văn phòng doanh nghiệp
  • Nhân viên hành chính, lễ tân, văn thư, lưu trữ, thư ký văn văn phòng hoặc trợ lý hành chính tại Văn phòng của tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức; các chương trình, dự án;
  • Công chức văn phòng thống kê tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
  • Giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về văn phòng và quản trị văn phòng bậc trung cấp, cao đẳng và một số trường đại học;
  • Giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên giảng dạy các nghiệp vụ văn phòng hoặc nghiên cứu về văn phòng và quản trị văn phòng, tại các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo về quản trị văn phòng và nghiệp vụ văn phòng.

Địa chỉ làm việc của sinh viên ngành Quản trị văn phòng gồm:

  • Văn phòng các cơ quan nhà nước như: Văn phòng Bộ; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Văn phòng các Sở, ban, ngành;
  • Văn phòng của các cơ quan Đảng, Đoàn, Hội và Hiệp hội;
  • Văn phòng các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
  • Văn phòng các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty và các loại hình doanh nghiệp khác.

Quản trị văn phòng thi khối nào?

Các khối xét tuyển ngành Quản trị văn phòng bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lý)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • D14 (Ngữ văn, Lịch  sử, Tiếng anh)

Quản trị văn phòng học trường nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?

Quản trị văn phòng học trường nào ở Hà Nội

  1. ĐH KHXHNV-ĐHQG Hà Nội: 20-28,5 tuỳ khối (năm 2020)
  2. ĐH Nội vụ: 20- 23 tuỳ khối (năm 2020)
  3. ĐH Công nghiệp Hà Nội: 22,2 (năm 2020)
  4. Học viện Quản lý giáo dục: 15 (năm 2020)
  5. ĐH Thành Đô: 15 (năm 2020)

Quản trị văn phòng học trường nào ở khu vực miền Trung

  1. ĐH Nội vụ phân hiệu Quảng Nam: 14-15 tuỳ khối (năm 2020)
  2. ĐH Đông Á: 14 (năm 2020)

Quản trị văn phòng học trường nào ở TPHCM?

  1. ĐH Sài Gòn: 23,18-24,18 (Năm 2020)
  2. ĐH Nội vụ phân hiệu TPHCM: 15,5-16,3 (năm 2020)
  3. ĐH Hoa Sen: 16 (năm 2020)
  4. ĐH Văn Hiến: 15,5 (Năm 2020)
Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác