fpt mobile ads

SEO là nghề gì? Học SEO có khó không?

     Google là bộ máy tìm kiếm được nhiều người sử dụng nhất thế giới. Nếu một website được lên top đầu kết quả tìm kiếm của Google thì cơ hội tiếp cận với khách hàng rất lớn.

Vì thế “nương” vào các kỹ thuật sắp xếp thứ tự tìm kiếm dựa trên chất lượng website của Google, nghề SEO- tối ưu hoá công cụ tìm kiếm nhằm đưa web lên top- ra đời và trở thành một nghề hot trong thời đại bùng nổ marketing số.

SEO là gì

SEO là viết tắt của 3 chữ Search Engine Optimization – tối ưu công cụ tìm kiếm. Công việc chính của một người làm SEO là làm cho một trang web nào đó xuất hiện trong trong đầu tiền (top 10) trên một công cụ tìm kiếm (thường là Google).

Các loại SEO phổ biến nhất mà các bạn sẽ gặp khi làm Marketing:

  • SEO từ khóa hay SEO Website đang là hình thức phổ biến và thông dụng nhất. Đa số các doanh nghiệp hoặc SEOer đều mong muốn từ khóa của mình có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của
  • Google SEO ảnh: Là cách SEO dùng kỹ thuật để đưa hình ảnh trong trang web của bạn lên top tìm kiếm của Google khi người dùng tìm kiếm hình ảnh.
  • SEO video/ SEO Youtube: Có thể SEO những video, clip có sẵn trên web hoặc dùng các kênh thông tin khác như youtube để đưa trang web của bạn hiển thị trên tab Video.
  • SEO Google Map (Local SEO): Là cách làm giúp cho người tìm kiếm dễ dàng nhận thấy được địa điểm cần tìm trên Google Map

SEO làm những công việc gì?

Các công việc chính của ngh SEO có thể kể như sau:

  • Viết content: Công việc này được mô tả là xây dựng toàn bộ các nội dung được tạo ra trên website bao gồm chữ viết, hình ảnh, video,… nhằm mục đích thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • SEO Onpage: Công việc này được mô tả là việc tối ưu bên trong website. Bạn phải dùng những biện pháp kỹ thuật tác động trên chính website và phải được lặp đi lặp lại nhiều lần. Các công việc bao gồm việc tối ưu hóa mã HTML, chất lượng nội dung và cấu trúc nội dung.
  • SEO Offpage: Công việc này được mô tảlà tập hợp các phương pháp tối ưu hóa các yếu tố từ bên ngoài website. Nó đề cập đến tất cả các thực hành SEO diễn ra bên ngoài trang web của bạn thông qua việc tạo link, marketing trên kênh social media,…

Nghề SEO gồm những nghiệp vụ gì?

Các đầu công việc cụ thể của nghề SEO có thể kể như sau:

  • Sáng tạo content, chú trọng vào giá trị nội dung mang lại cho người đọc.
  • Tối ưu hóa nội dung website bằng cách cập nhật content thường xuyên.
  • Tìm kiếm từ khóa thường xuyên để đảm bảo cho việc cập nhật nhu cầu khách hàng
  • Phân tích SEO Onpage
  • Lên lịch trình cụ thể trong SEO như: nội dung bài viết, nhân sự đảm nhận, ngày đăng bài,…
  • Tối ưu hóa nội dung hiển thị trên kênh tìm kiếm, kích thích người dùng truy cập trang website
  • Tương tác, trả lời bình luận đều đặn với khách hàng trên trang web.
  • Xây dựng hệ thống backlink chất lượng trỏ về website.
  • Tối ưu cấu trúc website, nội dung web sao cho thân thiện với công cụ tìm kiếm.
  • Quảng cáo trên mạng xã hội các thông tin của mình.
  • Phân tích, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh.
  • Sử dụng Google Analytics và Google Search Console để phân tích các chỉ số mà doanh nghiệp quan tâm.
  • Lên báo cáo hằng ngày về số lượng khách truy cập, tỉ lệ chuyển đổi, tăng trưởng,…

Triển vọng nghề SEO

Trên con đường dẫn dắt người tiêu dùng đến với các “chợ” online, SEO là một trong những công cụ đắc lực, không chỉ giúp tăng uy tín thương hiệu, mà còn mang lại nguồn khách hàng tiềm năng bền vững cho các doanh nghiệp.

Đầu tư vào SEO giúp người kinh doanh online đạt được rất nhiều lợi ích. Có thể kể như:

  • Tối ưu chi phí cho việc tiếp thị quảng cáo (giảm ngân sách và phụ thuộc vào quảng cáo Google Adwords và quảng cáo Facebook)
  • Giúp thu hút khách hàng mục tiêu đang quan tâm đến sản phẩm
  • Xây dựng lòng tin với khách hàng (trang web xuất hiện ở top đầu tìm kiếm sẽ mặc định trong tâm trí người search là công ty này đã hoạt động nhiều năm và website đáng tin cậy)
  • Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trên 1 kênh thông tin riêng
  • Tiết kiệm chi phí truyền thông cho các chiến dịch quảng cáo thương hiệu xung quanh công ty

Thế nhưng hiện chưa có trường ĐH, CĐ nào đào tạo về nghề này, chủ yếu là các khoá ngắn hạn, tự học nên nhân lực nghề SEO  chuyên nghiệp đang thiếu, vì thế cơ hội việc làm khi theo nghề này khá tốt.

Nghề SEO ở Việt Nam 

   Thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển với tốc độ đáng nể. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) chỉ ra rằng dịch Covid-19 đang làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm. Người tiêu dùng tiến hành mua sắm trực tuyến nhiều hơn, số người chọn hình thức mua sắm trực tuyến tăng nhanh trong nửa đầu năm 2021, khi dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp và lan rộng.

Vì thế hiện tại trong mô hình các doanh nghiệp vừa và nhỏ có website và kinh doanh online ở Việt Nam, bộ phận Marketing Online mà trong đó có nhóm SEO là một bộ phận không thể thiếu.

Lương nghề SEO

    Mức lương của mỗi nhân viên, chuyên gia SEO là khác nhau ở số lượng công việc, kỹ năng cũng như đơn vị mà làm việc.

  • Nhìn chung, thu nhập nghề SEO khởi điểm của một sinh viên mới ra trường bình quân ở 5 -6 triệu đồng mỗi tháng.
  • Nhân viên SEO có kinh nghiệm sau 1-2 sẽ có mức lương 8-10 triệu đồng/tháng. Con số này sẽ tăng dần lên 8 -10 triệu đồng/ tháng.
  • Ngoài lương, nhân viên SEO tháo vát cũng có thể SEO cho sản phẩm của chính mình hay dịch thêm theo từng sản phẩm của công ty, có thể nhận thu nhập cao hơn nhiều lần lương cứng.
  • Ở vị trí quản lý cấp trung trong doanh nghiệp vừa sẽ có mức lương từ 15-20 triệu đồng/tháng.

Học nghề SEO ở đâu?

    Nghề SEO chưa được đào tạo bài bản trình độ ĐH, CĐ như nhiều nghề khác. Đa số người đến với nghề SEO là được đào tạo từ các nhóm ngành có quan hệ gần gũi với công việc này như: Báo chí truyền thông, Ngữ văn, Marketing, Công nghệ thông tin… Với kiến thức nền tảng, họ tự học,  được công ty hướng dẫn thêm  rồi  cứ thế biết làm nghề theo thời gian.

   Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân viên SEO có thể làm nghề ngay từ đầu, hiện cũng có nhiều công ty, tổ chức mở các lớp đào tạo ngắn hạn.

học SEO online

    Sau đây là một số nơi đào tạo SEO được nhiều người kinh doanh online cũng như sinh viên muốn định hướng nghề SEO/marketing quan tâm:

Các đơn vị đào tạo SEO tại Hà Nội

  1. Trung Tâm Đào Tạo SEO VINALINK: Là nơi quy tụ những chuyên gia hàng đầu Việt Nam giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực Digital Marketing, SEO, Adwords, Brand và Facebook …
  2. Trung tâm Đào tạo SEO Vietmoz: VietMoz Academy là trung tâm đào tạo marketing online chuyên nghiệp tại Hà Nội, bên cạnh khóa đào tạo SEO chuyên sâu VietMoz còn cung cấp các khóa học về quảng cáo Google Adwords, Tiktok, Facebook
  3. Đào tạo SEO SEVA: Trực tiếp đứng lớp hướng dẫn là giảng viên Trịnh Thành – Người đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo SEO đã đào tạo ra hơn 5000 học viên 
  4. BKASOFT: Thành lập từ năm 2011, nổi tiếng với mô hình đào tạo SEO cầm tay chỉ việc; Cung cấp giải pháp đào tạo SEO cho các doanh nghiệp

Các đơn vị đào tạo SEO tại TPHCM

  1. GTV SEO: Hơn 4 năm vừa qua với hơn +100 dự án SEO thành công và thiết kế dành riêng cho người mới. Được đào tạo trực tiếp bỏi CEO & Co-founder GTV SEO – Vincent Do. GTVSEO có hơn 36.000 thành viên, Kênh Youtube Vincent Đỗ – Kênh chia sẻ kiến thức về SEO lớn nhất Việt Nam được 18.000 subcriber
  2. Trung Tâm Đào Tạo SEO APPNET:  Là trung tâm đào tạo SEO lâu đời ở TPHCM, cùng đội ngũ chuyên gia hàng đầu, có nhiều năm kinh nghiệm, tham gia thành công rất nhiều các dự án lớn & nhỏ trong và ngoài nước.
  3.  Trung Tâm Giải Pháp Seo GPSC: là 1 trong những nơi trung tâm  đào tạo SEO nâng cao, chuyên sâu lâu đời tại tphcm, có nhiều kinh nghiệm thực chiến qua nhiều dự án SEO lớn nhỏ trong và ngoài nước.
  4.  SEOSONA: Được thành lập bởi anh Trần Chí Quyết, hiện đang top key “ĐÀO TẠO SEO, KHÓA HỌC SEO”. Anh đã sáng tạo và triển khai thành công nhiều case study SEO kinh điển

Bạn không biết nên chọn khóa học nào? Hãy hỏi trực tiếp các đơn vị trên hoặc nhắn tin hỏi Truongvietnam nhé.

Video nhắn 1 phút giới thiệu về nghề SEO

Xem thêm:

ads after author single
Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác