Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử học gì? Ra trường làm gì?

   Dây chuyền tự động hóa, xe tự lái, robot… chính là các hướng phát triển của Cơ điện tử. Vậy Cơ điện tử là gì, sinh viên học ngành này có cơ hội việc làm như thế nào? 

Ngành Cơ điện t là gì?

Cơ điện tử là lĩnh vực liên ngành giữa điện – điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin và các thuật toán điều khiển thông minh. Mỗi ứng dụng của cơ điện tử đều được tích hợp tất cả các yếu tố trên nhằm phát triển tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm, công nghệ mới có những tính năng vượt trội.

Hiện nay, ứng dụng công nghệ cơ  điện tử  các công ty điện tử như Samsung, LG Electronics…  đã tự động hóa các dây chuyền sản xuất linh kiện, máy móc. Nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc, sản xuất sữa… cũng vận hành các cánh tay robot phân loại, đóng gói…nhằm cắt giảm nhân lực làm việc tại nhà kho của công ty.

Các môn học ngành cơ điện tử?

Ngành Cơ điện tử ở các trường đại học thường được gọi tên là Ngành Kỹ thuật cơ điện tử  hoặc Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử. Đây là ngành  dành cho các sinh viên có sở thích liên quan đến thiết kế, chế tạo và tự động hóa trong các hệ thống sản xuất công nghiệp.

 Chương trình đào tạo cơ điện tử có tính liên ngành bao gồm các môn học cốt lõi cần thiết về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện – điện tử và kỹ thuật lập trình. Theo đó, sinh viên sẽ được trang bị:

  • Các kiến thức đại cương trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
  • Các kiến thức chuyên ngành về ngành công nghệ cơ khí, điện, điện tử, tự động hóa và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử, phân tích, tính toán, thiết kế và thi công các hệ thống cơ điện tử và các máy tự động, vận hành và lập trình điều khiển các loại máy gia công cơ khí, máy CNC, các thiết bị tự động hóa theo hướng tích hợp các hệ thống khí nén, thủy lực, vi điều khiển, điều khiển PLC…
  • Các kỹ năng về vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ điện tử, cơ khí, điện tử, điều khiển tự động; tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ; nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo; quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án; giao tiếp và làm việc nhóm, làm việc độc lập; phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.
  • Các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy hiệu quả và sáng tạo, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng xin việc, kỹ năng giao tiếp ứng xử.

Tương lai ngành Cơ điện tử?

    Nhu cầu về nhân lực ngành Cơ điện tử đã rất cao và cũng sẽ duy trì được sức hút của nó trong nhiều năm tới, khi đất nước bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển nhanh và mạnh các nhu cầu ứng dụng tự động hóa vào trong sản xuất.

   Với những kiến thức và kỹ năng liên ngành, các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Kỹ thuật viên thiết kế, lập trình, vận hành, bảo trì các thiết bị phần cứng, phần mềm tại các trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp có trang bị các hệ thống máy móc, dây chuyền tự động;
  • Chuyên viên tư vấn về công nghệ, thiết kế, lập trình, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động;
  • Chuyên viên tại các ban quản lý dự án, cơ quan quản lý Nhà nước về công nghiệp;
  • Cơ hội thăng tiến lên vị trí chuyên viên quản lý, giám sát kỹ thuật, Giám đốc kỹ thuật tại các doanh nghiệp;
  • Tiếp tục học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ với cơ hội trở thành cố vấn, giảng viên hay nhà nghiên cứu

Ngành Cơ điện tử học xét tuyển t hp nào?

Ngành Cơ điện xét tuyển những tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học Tự Nhiên, Tiếng Anh)

Ngành Cơ điện tử học trường nào? Điểm chuẩn ngành Cơ điện tử?

Các trường đào tạo Cơ điện tử khu vực Hà Nội

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam: 16 (năm 2020)
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội: 25,3 (năm 2020)
  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải: 20 (năm 2020)
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp: 18,5 (năm 2020)
  • Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội: 25,7 (năm 2020)
  • Đại học Bách khoa Hà Nội: 23,6-27,48 (năm 2020)
  • Đại học Lâm nghiệp: 15 (năm 2020)

Các trường đào tạo cơ điện tử TPHCM

  • Đại học Bách khoa TPHCM: 27 (năm 2020)
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM: 22,5 (năm 2020)
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM: 16 (năm 2020)
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn: 15 (năm 2020)
  • Đại học Công nghệ TP.HCM: 18 (năm 2020)
  • Đại học Nông lâm TP.HCM: 21,5 (năm 2020)
  • Đại học Nguyễn Tất Thành: 15 (năm 2020)
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: 26 (năm 2020)

Các trường đào tạo cơ điện tử khu vực tỉnh thành khác:

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên: 16 (năm 2020)
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng: 19,45 (năm 2020)
  • Đại học Nha Trang: 15 (năm 2020)
  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng: 25,5 (năm 2020)
  • Đại học Nông lâm – Đại học Huế: 15 (năm 2020)
  • Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ: 18,5 (năm 2020)
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long: 15 (năm 2020)

Mức lương ngành Cơ điện tử

  • Thu nhập dành cho sinh viên mới ra trường ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ dao động khoảng 6-7 triệu đồng/ tháng.
  • Ở các tập đoàn lớn của nước ngoài lương của tân Kỹ sư Cơ Điện tử khởi điểm hơn 12 triệu đồng/tháng.
  • Nếu có công việc đúng chuyên môn tại các công ty dầu khí, sinh viên Cơ Điện tử mới ra trường có thể nhận mức lương lên tới 18-20 triệu đồng/tháng.
  • Nhân sự có kinh nghiệm, năng lực, vị trí quản lý, mức lương từ 2-30 triệu/tháng , thậm chí cao hơn.
Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác