Các ứng dụng của CNTT và Khoa Học Máy Tính vào hệ thống quản lý kinh tế – xã hội, hành chính – tài chính, kinh doanh – thương mại,.. đã thúc đẩy hình thành khoa học về hệ thống thông tin.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, nhu cầu xây dựng, phát triển và quản lý các hoạt động của Chính phủ điện tử, Thương Mại điện tử, Giáo Dục điện tử,.. đang ngày càng đòi hỏi những chuyên gia giỏi về hệ thống thông tin máy tính. Theo học Ngành hệ thống thông tin (MIS- Management Information Systems), người học rộng cơ hội việc làm.
Ngành Hệ thống thông tin là gì?
Hệ thống thông tin quản lý hay Management Information Systems (MIS) là một ngành học giúp đưa ra các giải pháp quản lý và trao đổi thông tin một cách hiệu quả trong cơ quan, doanh nghiệp.
Ngành học này kết nối mọi thứ bên trong tổ chức, bao gồm con người, quy trình kinh doanh, các hoạt động quản lý, hệ thống máy tính, thiết bị phần cứng và giải pháp phần mềm nhằm giúp các tổ chức vận hành và hoạt động hiệu quả hơn.
Điều này giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Có thể nói MIS là một lĩnh vực tích hợp và các chuyên gia MIS là cầu nối giữa nhu cầu kinh doanh và công nghệ.
Ngành Hệ thống thông tin học gì?
Ngành Hệ thống thông tin cung cấp cho sinh viên các kiến thức về quản trị doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ vào quản trị doanh nghiệp
Cụ thể như quản trị kinh doanh, marketing, nhân sự, kế toán; phân tích thiết kế, cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin doanh nghiệp;
Khả năng thu thập, phân tích, thiết kế các luồng thông tin trong các tổ chức;
Sắp xếp, tổ chức, tối ưu hoá, liên tục cải tiến hệ thống thông tin trong tổ chức;
Triển khai số hóa, tin học hoá hệ thống thông tin của tổ chức trên hệ thống máy tính, phần mềm quản trị.
Ngành Hệ thống thông tin thi khối nào?
Các khối xét tuyển ngành Hệ thống thông tin bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối C01 (Toán, Văn, Lý)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
Ngành Hệ thống thông tin ra trường làm gì?
Tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin, người học có thể đảm nhận một số vị trí công việc như sau:
- Quản trị viên máy chủ và mạng
- Quản trị viên các hệ cơ sở dữ liệu
- Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin
- Chuyên viên phát triển ứng dụng cho hệ thống thông tin
- Chuyên viên triển khai, vận hành các hệ thống ERP, CRM..
- Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống
- Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin
- Giám đốc thông tin (CIO), quản lý dự án như giáo dục điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử hay hệ thống thông tin địa lý…
- Giảng viên giảng dạy một số học phần thuộc lĩnh vực hệ thống thông tin, máy tính và công nghệ thông tin cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
Ngành Hệ thống thông tin học trường nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?
Các trường có ngành hệ thống thông tin ở Hà Nội
- ĐH Công nghệ -ĐHQG Hà Nội: 27 (năm 2020)
- ĐH FPT: Theo thang điểm riêng của trường
- ĐH Bách khoa Hà Nội: 22,15-27,25 (năm 2020)
- ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên: 17 (năm 2020)
- ĐH Công nghiệp Hà Nội: 23,50 (năm 2020)
- ĐH Nội vụ: 15 (năm 2020)
- ĐH Lâm Nghiệp: 15 (năm 2020)
Các trường có ngành Hệ thống thông tin khu vực miền Trung
- ĐH Sư phạm Huế: 15 (năm 2020)
- ĐH Duy Tân: 14 (năm 2020)
Các trường có ngành Hệ thống thông tin khu vực phía Nam
- ĐH Công nghệ thông tin- ĐHQG HCM: 22-26,3 (năm 2020)
- ĐH Khoa học tự nhiên- ĐHQG HCM: 27,2 (năm 2020)
- ĐH Cần Thơ: 19 (Năm 2020)
- ĐH Hoa Sen: 16 (Năm 2020)
- ĐH Công nghiệp TPHCM: 23 (năm 2020)
- ĐH Nông Lâm TPHCM: 17 (Năm 2020)
- ĐH Tài nguyên môi trường TPHCM: 15 (năm 2020)
- ĐH Văn Hiến: 15 (năm 2020)
Bài viết liên quan: