Ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) là gì?

Ngành Dệt May là ngành sử dụng khoảng 3 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỉ trọng >10% so với lao động công nghiệp cả nước. Thế nhưng trình độ nguồn nhân lực trong toàn ngành ở mức rất hạn chế. Số người ở trình độ Cao đẳng trở lên chỉ chiếm 12,08%. 

Để sử dụng máy móc công nghệ, ứng dụng thành tựu của công nghiệp 4.0 vào quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm dệt may đòi hỏi lực lượng lớn về lao động đào tạo bài bản. Vì thế ngành Công nghệ may những năm gần đây đang rất hút thí sinh theo học.

Công nghệ may là gì?

Công nghệ may là ngành trang bị kiến thức về kỹ thuật cắt – may, khuôn mẫu các sản phẩm, cữ gá, máy móc và thiết bị chuyên ngành…đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người.

Với những sản phẩm đa dạng, vai trò của ngành vừa đảm bảo về thẩm mỹ vừa đảm vảo về sản lượng sản xuất, năng lực cạnh tranh khi tham gia xuất khẩu.

Ngành Công nghệ may học những  gì?

Sinh viên ngành Công nghệ May được học:

  • May các loại sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp;
  • Thiết kế, cắt may các loại sản phẩm;
  • Thiết kế phát triển mẫu, thiết kế chuyển cỡ, thiết kế mẫu hướng dẫn sản xuất, mẫu dưỡng;
  • Giác sơ đồ; Xây dựng định mức nguyên phụ liệu;
  • Thiết kế dây chuyền, thiết kế mặt bằng công nghệ hợp lý theo điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị của doanh nghiệp;
  •  Kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất may công nghiệp; Tổ chức, triển khai, điều hành sản xuất; Quản lý chất lượng sản phẩm;
  • Tham gia triển khai sản xuất tinh gọn (Lean) có hiệu quả trong nhà máy sản xuất

   Hiện các trường đều đưa công nghệ hiện đại vào giảng dạy như máy may tự động, phần mềm thiết kế mẫu, cắt mẫu dưỡng trên máy CNC, phần mềm thiết kế chuyền, quản lý chất lượng, quản lý sản xuất….

Các kiến thức, kỹ năng về thiết kế may đo, thiết kế 3D, phát triển mẫu sẽ giúp sinh viên đáp ứng được phương thức sản xuất ODM.

 Ngành Công nghệ may tuyển sinh khối nào?

Ngành Công nghệ may (mã ngành 7540204), thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01 (Toán, Lý, Anh)
  • D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • C01 (Toán, Văn, Lý)…

Công nghệ may học trường nào? Học phí công nghệ may?

Ngành Công nghệ may hiện không chỉ đào tạo ở các trường chuyên ngành mà còn cả ở các trường đại học đa ngành.

Có thể tham khảo các trường ở khu vực Hà Nội và TPHCM như sau:

Công nghệ may học trường nào ở Hà Nội?

  • Đại học Công nghệ Dệt may Hà Nội

Là trường công lập, chuyên ngành dệt may. Trường chưa tự chủ tài chính nên mức học phí còn thấp. Điểm chuẩn 2020: 15-16.

  • Đại học Công nghiệp Hà  Nội

Là trường công, đào tạo đa ngành với các ngành công nghệ kĩ thuật, học phí bình quân các chương trình đào tạo chính quy năm học 2021-2022 là 18.500.000 VNĐ/ năm học. Điểm chuẩn 2020: 18,5-22,8

  • Đại học Bách khoa Hà Nội

Là trường công lập, học phí từ 22-28 triệu đồng/năm chương trình chuẩn. Điểm chuẩn 2020: 19.16-23,04

  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp (cơ sở Hà Nội)

Là trường công lập tự chủ, học phí trung bình 17 triệu đồng/năm. Điểm chuẩn 2020: 18

Công nghệ may học trường nào ở TPHCM?

  • Đại học Công nghệ TP. HCM

Là trường tư thục. Học phí  18-20 triệu đồng/năm. Điểm chuẩn 2020:18

  • Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM

Là trường công lập. Học phí: 12,5 triệu đồng/năm. Điểm chuẩn 2020: 23,5

  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM

Là trường công lập tự chủ tài chính. Học phí khoảng 11,2 triệu đồng/năm. Điểm chuẩn 2020: 17

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Là trường công lập tự chủ tài chính. Học phí từ 18,5-20,5 triệu đồng/năm. Điểm chuẩn 2020: 24

  • Đại học Công nghiệp TPHCM

Là trường công lập tự chủ tài chính. Học phí khoảng 22,4 triệu đồng/năm. Điểm chuẩn 2020:18

    Công nghệ may học trường nào ở địa phương khác?

  •  ĐH Sao Đỏ (Hải Dương)
  • ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
  • Cao đẳng Nghề Đà Nẵng…

Công nghệ may ra trường làm gì?

Cử nhân ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) có thể làm việc ở nhiều bộ phận trong các công ty tập đoàn may mặc tùy theo trình độ và khả năng như:

  • Làm việc ở phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu mẫu, phòng phát triễn mẫu
  • Đảm nhận công việc chỉ đạo kỹ thuật, công tác chuẩn bị sản xuất
  • Quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh
  • Quản lý chất lượng sản phẩm trong ngành may, nhân viên quản lý đơn hàng
  • Lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra, đánh giá chất lượng quy trình sản xuất sản phẩm
  • Định mức giá cho sản phẩm
  • Tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của ngành may
  • Dẫn dắt một bộ phận nhỏ: chuyển trưởng, may mẫu
  • Hoặc có thể mở nhà xưởng hoặc tiệm may cho bản thân

Mức lương ngành công nghệ may

  • Sinh viên ngành Công nghệ May ra trường có việc làm với mức thu nhập trung bình trong vòng 2 tháng tốt nghiệp (thời gian thử việc) là 7 triệu/tháng.
  • Nhân viên có kinh nghiệm mức lương trung bình từ 8-12 triệu/tháng.
  • Nhiều vị trí quản lý mức lương  ngành này từ 15-25 triệu đồng/tháng, thậm chí cao hơn.

Xem thêm:

Nhận bài viết mỗi ngày Nhận Lần khác